Làm gì để kiểm soát hiệu quả bệnh tăng huyết áp?

Tăng huyết áp là căn bệnh mãn tính xảy ra ở nhiều người, nhất là đối với người cao tuổi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên rất cần được chăm sóc và chữa trị tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Khoa tim mạch, Bệnh viện TƯQĐ 108, bệnh tăng huyết áp còn gọi là huyết áp cao hay trong dân gian gọi là lên tăng – xông là tình trạng lượng máu cao gây áp lực tới thành động mạch. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra ở nhiều người, nhất là đối với người cao tuổi gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên rất cần được chăm sóc và chữa trị tốt.

Khi nào được gọi là tăng huyết áp?

Tăng huyết áp được chẩn đoán dựa vào các chỉ số huyết áp. Bạn được chẩn đoán mắc tăng huyết áp khi:

- Huyết áp tâm thu >= 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương >= 90 mmHg

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu >=140mmHg và huyết áp tâm trương >= 90 mmHg

- Tăng huyết áp tâm trương đơn độc khi huyết áp tâm thu

Cần lưu ý hiện tượng “tăng huyết áp áo choàng trắng” (tỷ lệ chiếm 10-30%) là tình trạng huyết áp thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi đo huyết áp tại nhà bình thường. Đây có thể là khởi đầu của tăng huyết áp thực sự và có thể làm tăng nguy cơ tim mạch tổng thể.

Để phát hiện sớm bị tăng huyết áp cần đo huyết áp định kỳ.

Để phát hiện sớm bị tăng huyết áp cần đo huyết áp định kỳ.

Đo huyết áp thế nào là đúng?

Để phát hiện sớm bị tăng huyết áp cần đo huyết áp định kỳ và đòi hỏi quy trình đo huyết áp phải đúng cách. Cần nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh ít nhất 5-10 phút trước khi đo, không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước 2 giờ.

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp

Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng huyết áp được xếp vào các nhóm có xác định được nguyên nhân và không xác định được rõ ràng. Dựa vào đó phân loại ra thành 2 nhóm là tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát. Người bệnh cần nắm rõ để có biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả, tránh bệnh tái phát. Cụ thể như sau:

Nhóm nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát (xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh):

Có một số trường hợp (chiếm khoảng 5 – 10% ) bệnh nhân bị tăng huyết áp có xác định được nguyên nhân. Đó là các nguyên nhân có liên quan đến các bệnh lý bao gồm:

– Các bệnh về thận: đó là bệnh viêm thận mãn tính, suy thận, viêm thận cấp, bệnh thận đa nang,… Những người mắc phải các bệnh này đều có thể kèm theo đó là thường xuyên bị tăng huyết áp.

– Các bệnh có liên quan tới nội tiết như hội chứng Cushing, do phì đại tuyến thượng thận bẩm sinh, bệnh cường tuyến giáp, đầu to chi nhỏ, bị tăng canxi trong máu,…

Bệnh tim mạch: đây là yếu tố có liên quan trực tiếp tới huyết áp và gây ra các vấn đề về huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do hẹp đoạn xuống quai động mạch chủ hoặc hở van động mạch chủ tác động đến sự co bóp và vận chuyển máu quyết định áp lực lưu thông máu ở động mạch. Ở người bệnh cao huyết áp là do áp lực máu động mạch quá lớn và đồng thời sự co bóp của tim mạnh nhất.

– Các nguyên nhân bệnh lý khác: thông thường đó là do bệnh tăng hồng cầu, bệnh thần kinh, nhiễm độc trong thời kỳ thai nghén hay do sử dụng các loại thuốc (thuốc chứa corticoid dùng trong thời gian dài, thuốc tránh thai,…) cũng có thể gây tác dụng phụ làm tăng huyết áp.

Nhóm nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát (tăng huyết áp chưa rõ nguyên nhân, tăng huyết áp vô căn):

Đa số người bệnh bị tăng huyết áp còn lại không tìm ra được nguyên nhân cụ thể và chính xác gây bệnh và hay gặp ở người trẻ. Tuy nhiên, bác sĩ Tuấn Anh nhận định, bệnh có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó mối liên hệ cao nhất là do các tác nhân như sau:

– Do tuổi tác: bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở người bệnh cao tuổi do động mạch trở nên cứng hơn bởi bệnh xơ cứng động mạch gây ra.

– Bệnh có thể do di truyền: một người có thể cũng bị cao huyết áp nếu trong gia đình có người trước đó đã mắc bệnh này.

– Do thói quen hút thuốc lá quá nhiều ở người bệnh

– Do thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

– Do uống quá nhiều rượu.

– Nhạy cảm với natri (muối): đó là khi người bệnh dùng muối trong bữa ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng tăng huyết áp và giải pháp là phải giảm lượng muối hoặc không ăn muối để hạ huyết áp.

- Hậu quả của bệnh thận cấp hoặc mạn tính

- Bệnh hẹp động mạch thận

- U tủy thượng thận

- Bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên…

Các biến chứng do tăng huyết áp

Tăng huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng” với tỉ lệ mắc bệnh là 25,1% và chỉ có khoảng 1/3 được điều trị. Nó gây ra các biến chứng: Đột quỵ, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim và phình tách thành động mạch chủ.

- Biến chứng mắt có thể làm tổn thương võng mạc của mắt như: xuất tiết, xuất huyết, điểm vàng, các chấm giống nùi bông trắng.

- Biến chứng tim mạch như: tổn thương nội mô, xơ vữa động mạch, nhồi màu cơ tim…

- Biến chứng suy thận gồm: Làm tổn thương động mạch thận, suy thận…

Các biến chứng của bệnh tăng huyết áp có thể gây tử vong, để lại các di chứng nặng nề cho người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mục tiêu để điều trị đúng

- Điều trị tăng huyết áp là điều trị suốt đời

- Chỉ có thay đổi tích cực lối sống kèm theo tuân thủ chặt chẽ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể các tai biến do tăng huyết áp

- Huyết áp và các yếu tố nguy cơ tim mạch luôn tiến triển theo tuổi, vì thế cần theo dõi đều đặn định kỳ huyết áp.

- Khi đã đạt được huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục theo dõi, duy trì phác đồ điều trị lâu dài nhằm ngăn tăng huyết áp trở lại.

Tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ thích hợp để tránh tăng huyết áp.

Các biện pháp hỗ trợ

Để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống, có chế độ ăn hợp lý như: giảm ăn mặn (

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi giàu chất xơ và đạm thực vật, hạn chế thức ăn nhiều mỡ

- Tích cực giảm cân nếu quá cân

- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI= cân nặng/chiều cao)2) từ 18,5 – 22,9kg/m2

- Duy trì vòng bụng dưới 90cm đối với nam và 80cm đối với nữ

- Hạn chế uống rượu bia (

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức độ thích hợp như: Tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày, 5-7 ngày trong tuần

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh, cần thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý

- Tránh bị lạnh đột ngột./.

Tuấn Minh

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/y-te/lam-gi-de-kiem-soat-hieu-qua-benh-tang-huyet-ap-236411.html