Lãi nghìn tỉ vẫn tăng giá điện

(Toquoc)-Năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi hơn 4,4 nghìn tỉ đồng đồng nhờ giá bán lẻ điện cao hơn giá thành.

(Toquoc)-Năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi hơn 4,4 nghìn tỉ đồng đồng nhờ giá bán lẻ điện cao hơn giá thành.

Chiều 27/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo công bố giá thành sản xuất điện năm 2012.

Theo Bộ Công Tthương, tổng chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2012 là 139.489,15 tỷ đồng. Tổng chi phi này đã giảm trừ các khoản thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện.

Trong khi đó, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2012 là 1.322,55 đồng/kWh. Trong 4 khâu, khâu phân phối và bán lẻ điện chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Cụ thể, tổng chi phí khâu phát điện là 107.199,04 tỷ đồng, tương ứng giá thành là 1.016,4 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu truyền tải điện là 8.771,55 tỷ đồng, tương ứng giá thành là 83,17 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phân phối và bán lẻ điện là 22.958,18 tỷ đồng, tương ứng giá thành là 217,67 đồng/kWh.

Tổng chi phí khâu phụ trợ - quản lý ngành là 560,38 tỉ đồng, tương ứng với giá thành khâu phụ trợ - quản lý ngành theo điện thương phẩm là 5,31 đồng/kWh.

Năm 2011, giá thành sản xuất điện của EVN là 1.282 đồng/kWh, giá thành điện năm 2012 tăng lên 1.322,55 đồng/kWh do giá than tăng hai lần (tháng 4.2012 tăng 10 – 11% và tháng 8.2012 tăng 20 – 40%), ảnh hưởng đến giá thành nhà máy nhiệt điện và chi phí mua điện từ than.

Trong khi các chi phí khác tăng không nhiều thì nguồn thủy điện lại gặp thuận lợi, giá rẻ (riêng các nhà máy thủy điện thuộc EVN giá bán chỉ503 đồng/kWh) đã kéo giá bình quân xuống, tăng giá thành điện năm 2012 so với 2011 chỉ 3%.

Doanh thu bán điện năm 2012 là 143.893,78 tỷ đồng, tương ứng giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.364,31 đồng/kWh.

Như vậy, trung bình mỗi kWh, EVN đã lãi 41,76 đồng/kWh. Kết quả là trong năm này, EVN kinh doanh lãi 4.404,63 tỷ đồng.

Năm 2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi hơn 4,4 nghìn tỉ đồng đồng nhờ giá bán lẻ điện cao hơn giá thành

Bộ Công Thương cũng cho biết, lũy kế đến ngày 31/12/2012, EVN vẫn lỗ là 19.877,76 tỷ đồng, bao gồm cả lỗ kinh doanh điện và các khoản chi phí chưa hạch toán vào giá thành điện. Trong đó, lỗ lũy kế sản xuất kinh doanh điện của EVN là 4.736,7 tỷ đồng.

Một thông tin đáng chú ý được ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, cho biết, giá thành sản xuất kinh doanh điện EVN cung cấp cho Kiểm toán nhà nước là 1.308 đồng/kWh (thấp hơn giá bán hơn 55 đồng/kWh). Như vậy, lãi EVN thu được sẽ còn tăng hơn nữa.

Ông Tri cho biết thêm, hiện kiểm toán chưa kết luận con số này và đây không phải là vấn đề lớn.

“Nếu các cơ quan như kiểm toán phát hiện ra con số nào chưa chuẩn thì EVN cũng phải hạch toán lại, chuẩn mực kế toán cho phép nếu phát hiện sai sót, nhầm lẫn thì được hạch toán vào kỳ sau”, ông Tri lý giải.

Ông Tri cho biết, trong số 6.000 tỉ đồng lãi của EVN năm 2012, 4.000 tỉ đồng lãi nhờ sản xuất điện (lãi từ các hoạt động tài chính khác là 2.000 tỉ đồng).

Tuy nhiên, cũng trong năm 2012, với lý do bù lỗ tăng giá than, giá khí cũng như bù lỗ chênh lệch tỷ giá vay vốn nước ngoài, EVN đã tăng giá bán điện bình quân hai lần vào ngày 1/7 và ngày 22/12.

Cũng theo ông Đinh Quang Tri, doanh thu năm 2013 của EVN ước tính đạt 172.000 tỉ đồng. EVN còn lãi 120 tỉ đồng năm 2013 (sau khi bù lỗ tiếp khoảng 4.000 tỉ đồng lỗ kinh doanh và chênh lệch tỷ giá cho các năm 2010 – 2011).

“Tính đến năm 2013 EVN đã cân bằng được tài chính, bù lỗ sản xuất kinh doanh 12.000 tỉ đồng. Lỗ chênh lệch tỷ giá đã giải quyết phần lớn, còn lại giải quyết phân bổ đến năm 2015”, ông Tri nói.

Theo ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho hay, việc công khai giá thành điện theo kế hoạch, nhằm quản lý EVN, và là một trong những cơ sở để điều chỉnh giá điện trong các giai đoạn, các năm tiếp theo.

Ông Cường cũng cho biết thêm, việc điều chỉnhgiá điện đến năm 2015 vẫn sẽ theo kế hoạch.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc giá thành điện liệu có minh bạch khi Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra chi phí xây biệt thự, sân tennis, bể bơi… cũng được hạch toán vào giá thành điện? Ông Tri cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét, hướng dẫn mức nào được hạch toán vào giá thành, nếu cao quá thì phải lấy từ nguồn khác để EVN thực hiện.

Trên thực tế, công ty nhiệt điện Cần Thơ có xây một bể bơi, sân tennis trong khu chuyên gia, mới đưa vào vận hành vào tháng 5/2013, chưa hạch toán vào trong giá thành. EVN chỉ đạo nhiệt điện Cần Thơ phải hạch toán từ nguồn quỹ phúc lợi, không được lấy giá thành”, ông Tri thông tin.

Về vấn đề thoái vốn đầu tư ngoài ngành, ông Đinh Quang Tri cho biết, hiện đã thoái được ở An Bình bank 252 tỷ đồng, ở Công ty bảo hiểm toàncầu 26 tỷ đồng. Trong năm 2014, EVN sẽ tiếp tục thoái theo các phương án đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

Thành Nam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.gov.vn/Sites/vi-vn/details/3/kinh-te-viet-nam/121096/lai-nghin-ti-van-tang-gia-dien.aspx