Lá trầu không - 'thần dược' chữa bệnh nhiều người không biết

Từ xa xưa lá trầu không đã được dùng để chữa nhiều bệnh. Bạn hãy bổ sung ngay vào sổ tay gia đình nhé!

Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như” tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ … và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm. Do đó, lá trầu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Lá trầu không có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

Làm thuốc giảm đau

Tác dụng giảm đau hiệu nghiệm của lá trầu không giúp làm dịu các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng loại lá này để giảm đau trong các trường hợp bị trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm (cả bên trong lẫn bên ngoài), khó tiêu, táo bón… Chỉ cần lấy một vài lá trầu không giã nát rồi đắp lên chỗ đang bị đau. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhai nát lá trầu không, nhấp lấy phần nước tiết ra rồi nhả bã để làm dịu những cơn đau có nguồn gốc từ bên trong cơ thể.

Dùng lá trầu không trị bệnh trĩ

Với nguyên liệu cần chuẩn bị là khoảng 20 lá trầu không, sau đó bạn rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi trong 10 phút, bạn cho thêm 1 thìa muối ăn vào. Sau đó bạn đem xông hơi vùng hậu môn khi còn nóng, khi nước ấm thì bạn ngâm và dùng bã lá trầu không cọ rửa hậu môn. Bạn thực hiện các này đều hàng ngày thì búi trĩ cấp độ 1- 2 sẽ nhanh chóng co lại và tiêu biến đó nhé. Chữa các vết lở loét, làm lành vết thương

Trầu không có khả năng kháng khuẩn cực kì tốt

Thông thường, khi có vết thương hoặc vết thương bị sưng mủ, người ta thường dùng cắt thật nhỏ 2 hoặc 3 lá, trầu không tươi, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt.

Tùy thuộc vào vết thương mà bạn có thể làm như vậy 2 –cho đến 3 lần. Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Nếu vết loét quá to, thì có thể dùng nhiều lá trầu không hơn. Phương pháp này được áp dụng ngay cả những bệnh viện y học cổ truyền.

Chữa bệnh nhức đầu

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm.

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm. Chính vì vậy mà trầu không có khả năng chữa căn bệnh nhức đầu do thay đổi thời tiết rất tốt. Hãy lấy khoảng 5 lá trầu không, rửa sạch giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu sẽ có tác dụng giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Theo Khỏe&đẹp

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/suc-khoe/la-trau-khong--than-duoc-chua-benh-nhieu-nguoi-khong-biet-81668/