Kỷ nguyên 'độc tôn' của Mỹ sắp kết thúc?

Theo tờ “Expert - Chuyên gia”, đến năm 2030 tình hình chính trị thế giới sẽ có rất nhiều thay đổi và số lượng các siêu cường quốc cũng tăng lên đáng kể. Bổ sung vào hàng ngũ siêu cường với Mỹ sẽ là Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Nhật Bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Thế lực của nhà nước sẽ được mở rộng nhiều hơn thông qua các hệ thống và các tổ chức phi chính phủ. Nói chung trật tự sau hậu chiến vẫn sẽ được duy trì, tuy nhiên thế giới sẽ có thêm nhiều điều không chắc chắn và thiếu ổn định.

Trong những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học chính trị mà đặc biệt là nhà triết học kiêm chính trị gia người Mỹ Francis Fukuyama đã dự đoán sự suy giảm và biến mất của các quốc gia theo chủ nghĩa dân tộc.

Nguyên nhân được dự đoán rằng là do họ không chịu khất phục trước các tấn công của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, hiện thực đã chỉ ra rằng dự báo này phần lớn là không chính xác. Tin đồn về sự sụp đổ của quốc gia dân tộc chỉ là một sự cường điệu.

Ngược lại, các cường quốc đang tích lũy năng lượng. Hầu hết đã chứng minh rõ ràng khả năng phòng thủ của họ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra danh sách 10 quốc gia dẫn đầu về chi tiêu quốc phòng trong năm 2015, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản và Đức là những nước được cho là sẽ thống trị cả hành tinh sau một thập kỷ rưỡi nữa.

Họ đang rõ ràng là chuẩn bị cho khả năng chiến tranh. Và họ không đơn độc, Chi phí cho an ninh đã được gia tăng đều đặn từ những năm 90 của thế kỷ trước. Năm ngoái chi phí này đã vượt mức 1,6 nghìn tỷ đô la. Các chuyên gia tin rằng xu hướng tăng trưởng sẽ tiếp tục trong thập kỷ tới.

Sáu quốc gia trên sẽ tiếp tục thống trị và phát triển kinh tế. Nếu tính đến GDP điều chỉnh do sức mua thì Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ. Về chỉ số này thì Nga nằm trong số năm quốc gia phát triển nhất. Tạp chí Forbes của Mỹ tin rằng các nước này sẽ cùng duy trì vai trò lãnh đạo trong năm 2030. Cũng có thể thêm vào danh sách Brazil, Canada, Pháp, Ý, Mexico, Indonesia và một số nước khác.

Tất nhiên, các quốc gia dân tộc không phải là hình thức duy nhất của Tổ chức chính trị và kinh tế xã hội. Họ đang dần chia sẻ chủ quyền quốc gia và quyền hành với hình thức khác của sự chi phối, quyền lực và ảnh hưởng. Sự thay đổi này làm tăng tốc độ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Theo giải thích của chuyên gia kinh tế Anne-Marie Slaughter, "quốc gia dân tộc giống như một bàn cờ địa chính trị, nhưng các quy tắc của trò chơi là một mạng lưới rất phức tạp dày đặc của các doanh nghiệp, xã hội và hoạt động tội phạm".

Tất cả đóng một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại và các thành phố lớn. Ví dụ như ở Mexico là nơi có lực lượng cảnh sát lớn nhất thế giới. Số lượng nhân lực đổ vào lực lượng an ninh đô thị lên đến gần 100 nghìn người.

Một ví dụ khác là New York, thành phố có ngân sách là 82 tỷ USD, vượt quá ngân sách của 160 quốc gia trên hành tinh. Dân số của các thành phố đông dân lớn nhất, chẳng hạn như Seoul hay Tokyo, nhiều hơn dân số của nhiều quốc gia.

Các nhà khoa học chính trị nhận ra bốn mối đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia dân tộc. Thứ nhất, việc phân phối quyền lực và chủ quyền giữa một số cường quốc vi phạm đáng kể trật tự thế giới hiện tại. Các liên minh cũ được thành lập sau Thế chiến II, đang nhường chỗ cho các liên minh mới ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Một mặt, những thay đổi này phản ánh những biến đổi trong đời sống chính trị và kinh tế của khu vực, nhưng mặt khác, chúng làm tăng nguy cơ biến động và thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh.

Thứ hai, sự suy yếu dần dần của các quốc gia dân tộc dẫn đến việc tạo ra các hệ thống quản lý song song. Hiện giờ trên thế giới có hơn 4.000 khu kinh tế đặc biệt được đăng ký chính thức, mà tiêu biểu là các khu bán quốc gia. Nhiều khu vực như thế ở Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và UAE được đánh giá là khá thành công. Các khu kinh tế nhanh chóng nổi lên trong những năm gần đây ở châu Phi và Nam Á có tình hình phức tạp hơn.

Thứ ba, các quốc gia dân tộc và bán quốc gia chịu áp lực không ngừng gia tăng của sự phân cấp tổ chức phi chính phủ và liên minh. Trong việc hình thành chính sách dân tộc có sự tham gia phần lớn của các công ty đa quốc gia khổng lồ và chúng đang không ngừng gia tăng ảnh hưởng của mình.

Sự liên kết các tổ chức này phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ kỹ thuật số. Sự phát triển và phổ biến các công nghệ mới cũng đồng thời củng cố và phá hủy nền dân chủ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cung cấp cho nhân loại một lợi ích rất lớn, nhưng cũng không ít nguy hiểm và nguy cơ tiềm ẩn.

Thứ tư, sức mạnh của quốc gia dân tộc làm suy yếu việc gia tăng sự đô thị hóa hành tinh và các thành phố lớn. Số lượng các thành phố vừa và lớn đã tăng 10 lần trong vòng sáu thập kỷ qua. Trên toàn bộ hành tinh có 29 siêu thành phố với dân số không ít hơn 10 triệu người, 163 thành phố với dân số từ 3 đến 10 triệu người và ít nhất có 538 thành phố triệu người.

Các thành phố lớn này không chỉ đơn giản là làm theo bất kỳ quy tắc nào ở các quốc gia. Bản thân họ thao túng hình dạng và phát triển các tiêu chuẩn mới cũng như các quy tắc cùng tồn tại. Hơn nữa, nó không chỉ ở các vấn đề trong nước mà còn ở chính sách đối ngoại. Không ngạc nhiên khi vị trí địa lý của quyền lực dần dần di chuyển đến gần các thành phố lớn.

Đến năm 2030 các quốc gia dân tộc sẽ trụ lại và sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của nhân loại, nhưng ngoài bốn rủi ro chính mà họ phải đối mặt thì thậm chí còn nhiều rất nhiều nguy hiểm nhỏ hơn nữa mà không được phép quên.

Tạp chí Forbes cho rằng cái chính là cần làm sao để quốc gia dân tộc không trở nên lỗi thời và bắt đầu đe dọa sự tồn tại và thịnh vượng của nhân loại. Tuy nhiên hình thức khác của tổ chức xã hội trong số các hình thức của các siêu thành phố vẫn chưa chứng minh được giá trị của nó. Điều này có nghĩa rằng vẫn chưa có một sự thay thế nào cho các quốc gia dân tộc, ít nhất là trong giai đoạn này.

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ky-nguyen-doc-ton-cua-my-sap-ket-thuc-post213928.info