Kỷ nguyên của Trump có làm rõ lập luận Biển Đông?

Bởi nhiều “nghi ngờ” về vấn đề Biển Đông, chính quyền mới Donald Trump đang có nhiều động thái. Sẽ là một bước ngoặt trong kỷ nguyên mới hay không?

Nhiều động thái cho thấy chính quyền của tân tổng thống Donald Trump sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp ở biển Đông.

Lập luận cứng rắn về Biển Đông của Ngoại trưởng Rex Tillerson

Ông Rex Tillerson, người được tân tổng thống Donald Trump chọn làm Ngoại trưởng tiếp theo cảnh báo đưa ra những biện pháp nghiêm khắc với Trung Quốc xung quanh vấn đề Biển Đông.

Cụ thể, ngày 11/1, khi được hỏi về việc làm thế nào để ủng hộ Washington tỏ thái độ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc, ông Rex Tillerson, Ngoại trưởng được tổng thống Donald Trump đề cử cho rằng Bắc Kinh nên bị cấm tới các đảo mà nước này xây ở biển Đông.

“Chúng ta sẽ phải gửi tín hiệu rõ ràng đến Trung Quốc rằng, việc xây dựng đảo phải dừng lại và họ sẽ không được phép tới các đảo đó nữa”, ông Rex Tillerson nhấn mạnh.

Theo ông Tillerson, hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông là cực kỳ đáng lo ngại và có thể trở thành mối đe dọa nền kinh tế toàn cầu nếu Bắc Kinh kiểm soát việc ra vào ở vùng biển này, vốn có tầm quan trọng quân sự chiến lược và là tuyến đường thương mại lớn.

Ông Tillerson gọi phản ứng của Mỹ dưới thời tổng thống Obama là sự thất bại, đồng thời khẳng định, phản ứng không đầy đủ của nước này dẫn đến tình hình hiện nay ở biển Đông.

“Phản ứng thất bại của chúng ta đã cho phép họ thúc đẩy điều này. Cách chúng ta đối phó với điều này là phải thể hiện sự trở lại trong khu vực với các đồng minh truyền thống tại Đông Nam Á”, ông Tillerson gay gắt,

Ngoài ra, Ứng viên ngoại trưởng Mỹ còn gọi việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp với Nhật Bản là “hành động phi pháp”.

“Trung Quốc chiếm lãnh thổ hoặc kiểm soát, hoặc tuyên bố kiểm soát các khu vực mà nước này không có quyền hợp pháp”, ông Tillerson tuyên bố mạnh mẽ trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Động thái khôn ngoan của Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng

Ông Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng

Theo các nhà phân tích, vấn đề Biển Đông 2017sẽ là một trong những lựa chọn của chủ nhân mới Nhà Trắng. Bởi lẽ trong nhiệm kỳ của ông Obama, quân đội Mỹ đã thường xuyên thất vọng với sự cẩn trọng của nhà lãnh đạo Washington với các hoạt động tuần tra hải quân bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Từ khi chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ, chính quyền mới của Mỹ đã có những phát biểu đầu tiên về Biển Đông. Trước đó, ông Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng của chính quyền Trump đã đưa ra các phân tích và lý lẽ nhấn mạnh đến yếu tố quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

“Nước Mỹ liên tục chắc chắn trong việc đảm bảo lợi ích của chính mình.Câu hỏi đặt ra là liệu các hòn đảo đều mang tính quốc tế, không phải của riêng Trung Quốc. Chúng ta phải chắc chắn rằng, Mỹ liên tục bảo vệ lãnh thổ quốc tế và tuyệt đối không ai có thể vi phạm”, ông Spicer nói khi nhắc đến Biển Đông.

Các quan điểm của ông Spicer đều nhấn mạnh đến vấn đề của Bắc Kinh và xoay quanh chủ đề Biển Đông. Trung Quốc luôn là vấn đề “nóng” và chứa nhiều mâu thuẫn khi nói đến các vấn đề Biển Đông và các đàm phán thời chính quyền Obama.

Chính quyền mới của ông Trump sẽ định hình lại chính sách của Mỹ về Biến Đông nếu muốn. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa rõ ràng liệu ông Spicer có chỉ ra các dấu hiệu “xóa bỏ” vết tích của chính quyền Obama. Chẳng hạn như khi viết về Biển Đông, ông Tillerson đã viết:

Nếu Washington và các nước kết hợp chỉ định ngăn chặn Trung Quốc “xâm chiếm” sở hữu Biển Đông thì điều này đi đến đâu? Liệu kết quả có đạt được? ông Spicer nói.

Mặc dù ông Spicer có động thái khôn ngoan hơn ông Tillerson khi ngụ ý chỉ ra sự khác biệt giữa các hòn đảo mà Trung Quốc chỉ sở hữu một phần. Ông Spicer nhấn mạnh đến yếu tố quốc tế khi nhắc đến Biển Đông, không phải sở hữu của riêng ai mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Nổi bật hơn, ngụ ý “bảo vệ các lãnh thổ quốc tế” phải chăng là biểu hiện “mới” của chính quyền mới của Mỹ. Điều này có thể là điều kiện lập lại về trật tự Biển Đông.

Đáng chú ý, thuật ngữ “Tự do hàng hải” – đã từng được tuyên bố trong kỷ nguyên của Obama về lợi ích của Mỹ về Biển Đông đã không còn xuất hiện trong phát biểu của ông Spicer.

Trên tất cả, điều này dễ hiểu rằng, sẽ có một sự thay đổi chính sách trong chính quyền mới của ông Trump xung quanh các dấu hiệu về Biển Đông. Ông Spicer cũng cho rằng, chính quyền mới cũng không thể đưa ra chính sách tường minh và hoàn toàn logic nhưng chắc chắn sẽ có thay đổi trong kỷ nguyên Trump

Đây thực sự sẽ vẫn là sự khó khăn trong chính quyền mới Trump. Tuy nhiên, cách nhìn nhận và những động thái mới là những dấu hiệu cho sự thay đổi về Biển Đông trong giai đoạn mới.

(Theo Diplomat)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/ky-nguyen-cua-trump-co-lam-ro-lap-luan-bien-dong-226779.html