Kỳ dị dịch vụ người sống ‘chết thử’

Nghe có vẻ rất phi thực tế nhưng loại hình kinh doanh này đang rất được ưa chuộng tại một số quốc gia trên thế giới, dành cho đông đảo người dân địa phương và các khách du lịch.

Lễ hội chết thử ở Nhật Bản

Hàng năm, cứ đến với lễ hội nổi tiếng Shakatsu Festa tại Tokyo (Nhật Bản), người dân và du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác của cái chết là như thế nào.

Người tham gia sẽ được trải nghiệm những khoảnh khắc trong đám tang của chính mình.

Những người tham gia sẽ biết trước mọi việc sẽ diễn ra trong đám tang của chính mình qua các hoạt động như: tự chọn trang phục tang lễ rồi chui vào quan tài được đóng nắp. Mọi người cũng được trang điểm cho vẻ mặt trắng bợt, xanh xao như người chết và đắp tấm vải trắng lên người để khâm liệm.

Qua đó, người tham gia có thể biết được chính xác cảm giác khi đóng nắp quan tài, họ sẽ như thế nào, từ đó họ cảm thấy rất sợ hãi khi nghĩ về cái chết. Điều này giúp họ biết trân trọng cuộc sống, người thân yêu hơn và sống tốt hơn.

Dịch vụ chết thử ở Trung Quốc

Samadhi - 4D Experience of Death" là một dịch vụ mới nhằm thu hút du khách của Trung Quốc, trong đó người chơi sẽ được tham gia vào chính đám tang của mình. Dịch vụ này nhằm giúp người tham gia có được những kinh nghiệm thú vị về hành trình của một đám tang và sự tái sinh.

Người chơi sẽ được thử cảm giác hỏa táng như người chết thật.

Dịch vụ này mới được mở cửa ở Thượng Hải vào tháng 9/2014 bởi hai nhà sáng lập Ding Rui và Huang Wei-ping, họ đã phải đến thăm các nhà hỏa táng để lấy kinh nghiệm thực tế.

Theo đó, những người tham gia sẽ được trải nghiệm cảm giác "hỏa táng" khi được đưa vào một lò đốt giả. Tại đây, lò đốt sẽ tạo ra cảm giác nóng và ánh sáng giống như khi đang hỏa táng thật. Sau khi hỏa táng, du khách sẽ được đưa đến một nơi được thiết kế mềm mại, tròn tròn giống như trong một cái kén. Đây chính lộ trình của sự tái sinh.

Lễ hội chết thử ở Tây Ban Nha

Vào cuối tháng 7 hàng năm, mang tên La fiesta de la Santa Marta de Ribarteme có một không hai của xứ Galicia, phía Tây Nam Tây Ban Nha sẽ được tổ chức. Tham gia lễ hội này, những người dân sẽ nằm trong một chiếc quan tài, để mọi người (chủ yếu là người thân của người nằm trong quan tài) khiêng đi khắp thị trấn, nhằm vinh danh nữ thánh Marta de Ribarteme, thánh giúp người chết sống lại.

"Người chết" sẽ được khiêng quan tài đi khắp phố trong lễ hội chết thử.

Buổi lễ bắt đầu, những chiếc quan tài bắt đầu quy tụ về nhà thờ lớn của thị trấn, sau đó quan tài được mang đến nghĩa trang thành phố, rồi khiêng trở lại nhà thờ, vừa đi, vừa hát vang khúc ca nguyện cầu, dâng lên vị nữ thánh mà họ tôn vinh. Vào cuối buổi lễ, những người giả chết sẽ được ngồi dậy, để kể lại cho người thân về cảm giác “chết đi sống lại” của mình.

Đám cưới "chết thử" ở Thái Lan

Nghi lễ kỳ lạ, độc đáo này diễn ra tại Thái Lan dành cho các đôi bạn trẻ ở Thái Lan thể hiện sự gắn bó mãi mãi với nhau. Nghi lễ này được coi là để mang lại đích thực, sự giàu có và bảo vệ hôn nhân của họ tránh khỏi những điều không may mắn.

Cô dâu chú thể chết thử để thể hiện sự gắn bó mãi mãi với nhau.

Nghi lễ cưới kỳ lạ này sẽ được tiến hành bởi các nhà sư. Theo đó, các nhà sư sẽ đậy một tấm vải trắng lớn trên miệng quan tài – ngụ ý thể hiện cho cái chết và thực hiện các nghi lễ thông thường dành cho tang lễ và kết thúc bằng lời cầu nguyện ban phước lành cho cuộc sống mới của đôi trẻ. Khi tấm vải trắng được lật ra thì có nghĩa là hiệu một cuộc sống may mắn của đôi vợ chồng trẻ bắt đầu.

Phòng thử nghiệm cái chết ở Hàn Quốc

Dịch vụ này dành cho những ai muốn trải nghiệm sự chết chóc hiện đang rất thịnh hành ở Hàn Quốc. Bạn cần bỏ ra 25 USD là có thể vào nằm mấy tiếng trong quan tài để thử nghiệm không khí chết chóc, qua đó mới thấu hiểu giá trị của cuộc sống hiện tại.

Căn phòng để mọi người thử nghiệm cái chết.

Tham gia chết thử, người chơi sẽ được bước vào căn phòng nhập nhoạng ánh nến, chui vào quan tài nằm tay bắt chéo trước ngực, nhắm mắt lại, chìm đắm trong không gian yên tĩnh đến kinh người. Chỉ qua mấy tiếng đồng hồ thử nghiệm cận kề cái chết, khi bước ra khỏi quan tài, người ta sẽ cảm thấy mình như được tái sinh. Từ đó, họ sẽ biết trân trọng cuộc sống hiện tại hơn.

D. Hoàng (Tổng hợp)

Xem thêm Clip: Cận cảnh đánh nhau cướp lộc tại lễ hội đền Gióng

ĩ

Nguồn ĐS&PL: http://www.nguoiduatin.vn/ky-di-dich-vu-nguoi-song-chet-thu-a175974.html