Kỳ bí ngôi làng trường thọ nhất thế giới

Nếu như bạn muốn tìm hiểu về bí quyết để sống trường thọ cho đến trăm tuổi, hãy tìm đến thị trấn Acciaroli, thuộc phía Nam thành phố Naples và đối diện với phía tây về phía biển Tyrrhenian miền nam nước Ý. Nơi đây từ lâu đã được mệnh danh là ngôi làng trường thọ nhất thế giới bởi người dân nơi đây sống rất lâu và vô cùng khỏe mạnh.

Những người cao niên sống mạnh khỏe ở thị trấn Acciaroli.

Sống không căng thẳng

Thị trấn Acciaroli là cái nôi của cộng đồng người cao niên của Ý, với hơn 1/10 trong tổng số dân gồm 700 người tận hưởng tuổi thọ đáng nể. Với dân số chỉ có 2.000, nhưng làng tự hào có 300 người cao tuổi đã đạt đến tuổi 100 - và khoảng 20 phần trăm của những người sống trăm tuổi đã đạt đến 110 tuổi.

Khi được hỏi, mỗi người lại đưa ra những lý do khác thường về bí quyết sống lâu của mình. Cụ ông Luigi Ruocco, 98, cho biết bí quyết để cuộc sống lâu dài là làm việc - và uống nửa lít rượu vang đỏ mỗi ngày; Cụ Giuseppe Vassallo, 94 nói, sống ở một nơi tuyệt đẹp và chăm sóc một vườn rau là những bí quyết cho một cuộc sống lâu dài; Cụ bà Cleonice Pascale cho biết bận rộn với công việc, không ăn quá nhiều, và không bao giờ uống rượu đã giúp cô sống đến 87...

Dường như có một phép thuật nào đó đã bảo vệ vùng đất này khỏi bệnh tật, mặc dù họ cũng chẳng có lối sống lành mạnh, thậm chí họ còn hút rất nhiều thuốc và bị béo phì. Điều này đi ngược lại với quy tắc sống lâu.

Chính những điều lý thú này đã khiến nhiều người tò mò và ngôi làng nhanh chóng trở thành một đề tài nghiên cứu về sự trường thọ của các chuyên gia giữa Đại học La Sapienza tại Rome và Đại học San Diego ở California (Mỹ).

Nhóm nghiên cứu đã lặn lội đến thị trấn xa xôi này và ở đây trong 6 tháng để thử nghiên cứu và tìm ra bí mật của người Acciaroli để kéo dài tuổi thọ.

Theo những điều tra ban đầu, người dân Acciaroli chẳng bao giờ phải đi đến các lớp tập dưỡng sinh, Yoga, thay vào đó, họ chỉ đơn giản là dành nhiều thời gian bên ngoài, đi dạo quanh bãi biển của họ và làng đồi, hít thở không khí trong lành, không công nghiệp hóa.

Cuộc sống ở đây cũng rất thoải mái, không có sự căng thẳng, bởi với họ căng thẳng là một loại chất độc làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vào buổi tối hay chiều muộn, họ thường ngồi trong quán ăn, uống rượu và chút cà phê và cùng nhau tán gẫu... Những người dân ở đây sống rất chan hòa và vui vẻ và chính thái độ sống tích cực là bí kíp kéo dài tuổi thọ.

Khả năng lưu thông máu tốt

Nhóm nghiên cứu thấy rằng, những người cao tuổi nhưng hoạt động lưu thông máu rất tốt, thậm chí là tốt một cách khác thường, giúp cho những người cao tuổi có thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể và loại bỏ các chất thừa, chất cặn bã ra khỏi cơ thể thông qua các mao mạch.

Những người cao niên sống mạnh khỏe ở thị trấn Acciaroli.

Để tìm hiểu nguyên nhân về sự kỳ bí này, họ đã lấy và phân tích mẫu máu của 80 người cao tuổi. Từ đó, nhóm nghiên cứu phát hiện trong máu của họ có chứa mức độ thấp hormone adrenomedullin. Nếu như hàm lượng hormone môn này cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe.

Nhưng chỉ ở một lượng nhỏ thì loại hormone này sẽ làm giãn mạch máu, giúp cho những người cao tuổi có cơ quan cung cấp máu hoạt động hiệu quả y như ở những thanh niên trẻ ở độ tuổi 20-30. Dường như adrenomedullin đặc biệt thấp là một tác nhân mạnh mẽ giúp bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ tuần hoàn mao mạch ở mức tối ưu.

Tuy nhiên, chỉ một mình tác nhân hóc môn adrenomedullin chắc chắn là không đủ, các nhà khoa học tin rằng đó là sự kết hợp bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với rất nhiều bài tập thể dục và các yếu tố di truyền đã phát triển qua nhiều thế kỷ của người dân nơi đây.

Chế độ ăn uống

Đầu tiên, để sống được lâu thì chế độ ăn uống là rất quan trọng, nhưng chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải đóng vai trò ra sao đối với sức khỏe của người dân ở đây vẫn là điều bí ẩn. Được biết, khẩu phần ăn theo kiểu này thường rất thanh đạm, bao gồm rất nhiều các loại rau, củ, quả tươi tự trồng...

Ngoài khẩu phần ăn đặc biệt ra, người ta cho rằng chính bản thân những người cao tuổi cùng điều kiện lý tưởng của cá khu vực ven biển bao quanh Acciaroli đã giúp thị trấn này mang danh là trường thọ.

Tuy có vị trí địa lý gần biển nên tận dụng được nguồn cá dồi dào, nhưng không phải rất cả người dân ở Acciaroli đều thích ăn cá, mà họ cũng ăn nhiều loại thịt động vật khác nhau như lợn, gà, thỏ...

Khi được hỏi, ông Giuseppe, một người dân 94 ở thị trấn Acciaroli, nói về bí quyết sống khỏe mạnh của ông, “Ăn nhiều và làm việc chăm chỉ”. Ông Giuseppe sở hữu một khu vườn riêng mà ông tự tay chăm sóc mỗi ngày, trong đó gồm nhiều loại cây ăn quả như cà chua, ớt, chanh, cam v.v…

Buổi sáng hàng ngày, bà Caterina, 81 tuổi, vợ của ông Giuseppe, đảm nhận việc chuẩn bị bữa ăn theo kiểu Địa Trung Hải gồm khoai tây, cà chua và tỏi nấu cùng với dầu ô-liu...

Nhà dinh dưỡng học nổi tiếng của Mỹ, Ancel Keys, lần đầu tiên phát hiện ra khẩu phần ăn kiểu Địa Trung Hải khi ông phát hiện ra có rất nhiều người cao tuổi và năng động ở khu vực phía Nam nước Ý. Kể từ đó, Keys đã chuyển tới đây để sống và nghiên cứu về chế độ ăn kỳ diệu này trước khi qua đời ở tuổi 100 hồi năm 2004.

Bà Delia Morinelli, 79 tuổi, chính là đầu bếp nấu ăn cho ông Keys suốt nhiều năm liền cho ông ở đây. Hiện tại, bà đang vận hành một nhà hàng chuyên về các món ăn Địa Trung Hải.

Bà Morinelli đặc biệt hứng thú với các món ăn Địa Trung Hải, và trong bếp của nhà hàng lúc nào cũng có các nguyên liệu chính gồm cà chua, hành, dầu ô-liu, cà rốt, nho khô, cần tây, đậu xanh, cá mòi, lá nguyệt quế, lá hương thảo.

“Khi tôi còn làm việc cho ông Keys, chúng tôi chưa bao giờ phải ra nhà hay hay một tiệm ăn nào cả. Trong nhà hàng của tôi hiện giờ, thịt không tồn tại và bơ cũng ít khi xuất hiện”-bà Morinelli nói.

Thực tế là, Ý cũng là quốc gia có tuổi thọ trung bình rất cao - 82 tuổi. Người dân nước này cũng rất ưa chuộng các loại rau củ quả tươi, và là một trong số những cộng đồng người quan tâm về thực phẩm mà họ tiêu thụ nhất trên thế giới. Người Italy quan tâm tới tất cả những gì liên quan tới thứ mà họ ăn: Nó được mua ở đâu, nó được chuẩn bị ra sao, và cách thức ăn như thế nào?

Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Ý cũng thuộc loại tốt nhất ở châu Âu. Và quan trọng nhất có lẽ là, người Italy không bao giờ muốn nỗ lực làm việc như một cái máy cho đến khi kiệt sức để đạt cơ hội thăng tiến cho bản thân, họ làm việc nhưng vẫn dành thời gian để tận hưởng cuộc sống, làm những điều khiến họ vui vẻ và yêu đời nhiều hơn.

Tình yêu là một bí mật lớn

Không chỉ chế độ ăn, nhóm nghiên cứu trong thời gian ở đây thường sử dụng rau thơm, hương thảo trong các bữa ăn và cảm nhận được rằng, những loại rau và . hương thảo từ lâu đã được coi như thảo dược chữa bệnh, có khả năng cải thiện chức năng não bộ làm dịu cơ bắp bị đau, sưng và bảo vệ cơ thể khỏi các chất gây ung thư.

Khác với thế giới phương Tấy, thị trấn này dường như miễn dịch đối với các loại bệnh dịch, đồng thời cũng nổi tiếng là nơi có tỷ lệ thấp người mắc bệnh mãn tính như tim, mỡ máu và bệnh mất trí nhớ ở tuổi già, đục thủy tinh thể. Hầu hết những người cao niên Mỹ khi bắt đầu ở độ tuổi 80 thường sẽ bị đục thủy tinh thể, nhưng ở đây thì không.

Những người cao niên sống mạnh khỏe ở thị trấn Acciaroli.

Khi hỏi về bí trường thọ với một cặp đôi lớn tuổi ở Acciarolli - ông Antonio và bà Amina. Ông Antonio kể rằng, ông vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 100 của mình hồi tháng 2 vừa qua. Trước đây, ông đã từng tham gia quân đội Ý ở Ethiopia những năm 1930, sau này ông trở về Acciarolli và làm nghề đánh cá.

Nhưng ngạc nhiên ở chỗ, ông Antonio không có hứng thú nói về khẩu phần ăn lành mạnh, mà cho rằng bí quyết sống lâu của ông chính là “phụ nữ đẹp, người phụ nữ của đời tôi”. Đối với ông, tình yêu đối với bà Amina tồn tại theo năm tháng mà không hề phai nhạt. Trong mắt ông lúc nào bà cũng xinh đẹp, dịu dàng và vui vẻ.

Vợ ông Antonio, bà Amina, hiện vẫn sống khỏe mạnh và minh mẫn ở độ tuổi 93. Hàng ngày, bà vẫn làm công việc nội trợ, chăm sóc vườn tược, và đặc biệt là sáng tác thơ để tặng cho chồng. Có lẽ tình yêu là một phần bí kíp kéo dài tuổi thọ của chúng tôi.

Bùi Mến

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/rubic-cuoc-song/ky-bi-ngoi-lang-truong-tho-nhat-the-gioi-298038.html