Kỳ 2 - Đồ gia dụng inox 'bẩn' tràn từ phố về quê

Việc sử dụng đồ gia dụng làm từ Inox kém chất lượng vô hình chung đang 'giết' chết chúng ta thông qua các loại đồ gia dụng dùng trong chế biến thực ăn, đồ uống như Ấm đun, xoong, chảo... ở kỳ trước Phapluatplus đã thông tin về 'lạc vào ma trận đồ gia dụng kém chất lượng' ở một số khu vực tại thành phố Hà Nội đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, PV của chúng tôi tiếp tục mở rộng phạm vi để theo dõi sự dịch chuyển của dòng đồ gia dụng Inox 'bẩn' .

Tin nên đọc

Lạc vào "ma trận" đồ gia dụng inox kém chất lượng

Những thực phẩm tự nó đã có độc bạn phải biết đường mà tránh xa

Lạc vào ma trận "cò" khám bệnh tại BV Phụ sản TW

Bài 4: Nhập nhằng “ma trận thuốc” tự điều trị ung thư

Chợ quê nhan nhản đồ gia dụng Inox kém chất lượng

Như đã thông tin tại bài viết trước “Lạc vào "ma trận" đồ gia dụng inox kém chất lượng”, sau khi đăng tải Phapluatplus.vn nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía bạn đọc.

Không những vậy, thông tin các đồ gia dụng được sản xuất từ inox kém chất lượng (inox 201, 202, 430), đặc biệt là các loại ấm siêu tốc giá rẻ đang bày bán tràn lan ở các chợ vùng nông thôn, được bạn đọc chỉ dẫn rất cụ thể gửi tới Phapluatplus.vn

Nếu như tại các thành phố lớn đồ gia dụng inox được bày bán với nhiều chủng loại, từ chất lượng tới kém chất lượng thì ở các vùng quê đồ dùng inox "bẩn" được bày bán nhan nhản, thậm chí không nhãn mác.

Từ những nguồn tin ban đầu, phóng viên của Phapluatplus.vn đã tới một số tỉnh như Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế… để nắm bắt rõ sự việc.

Một cửa hàng nhỏ ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) bán ấm siêu tốc được làm từ Inox 201, 202 với giá dưới 200 nghìn đồng/chiếc.

Một cửa hàng nhỏ ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) bán ấm siêu tốc được làm từ Inox 201, 202 với giá dưới 200 nghìn đồng/chiếc.

Tại chợ Phủ Lý (Hà Nam), xung quanh quầy hàng bán đồ gia dụng, không khó để nhận ra các loại xoong, chảo, ấm siêu tốc giá rẻ bày bán la liệt trên kệ hàng.

Chị Hoàng Thị Hoa, sinh viên tâm sự: “Cái ấm nhà mình vừa cháy hôm kia, bận quá nay mình mới đi mua cái mới được, sinh viên mua cái rẻ rẻ dùng thôi chứ tiền đâu mà mua hàng tốt. Mà giá rẻ thì toàn đồ Trung Quốc không có xuất xứ, dùng chỉ được vài tháng thôi, nó làm từ inox thì cái nào mà chẳng như cái nào. Quan tâm làm gì tới chất liệu sản xuất hả bạn”.

Vừa bán hàng, vừa tranh thủ tiếp thị sản phẩm, chị Lan (chủ quầy hàng) tâm sự: “Tôi nhập cả lô mấy chục cái ấm siêu tốc về, toàn hàng Trung Quốc giá rẻ thôi. Bán cho dân mình hàng rẻ này mới đông khách chứ, hàng đắt thì có đấy nhưng bán chậm lắm. Còn cái chú hỏi về inox 202 gì gì đó thì tôi chịu, cứ có hàng là bán thôi”.

Cũng tương tự như chị Lan, bạn Hoa, nhiều tiểu thương tại chợ Đồng Hới (Quảng Bình); chợ Nếnh (Việt Yên, Bắc Giang), chợ Phú Túc (Krông Pa – Gia Lai)… cũng không biết rõ tác hại của Inox 202, Inox 201, Inox 403 khi được sử dụng làm đồ gia dụng nguy hại như thế nào!

Đảo qua một số quầy hàng lớn bán đồ gia dụng ở huyện Văn Giang (Hưng Yên), nhiều chủ cửa hàng đọc vanh vách các loại mã Inox, nhưng đến phần đặc tính sử dụng của các loại Inox thì lại “im lặng”.

Anh Nguyễn Văn Hinh (Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên) đang đi mua ấm siêu tốc về cho gia đình và bạn bè, nhưng anh Hinh choáng ngợp trước “rừng” ấm siêu tốc. Bởi có quá nhiều mẫu mã, xuất xứ từ Đài Loan, Nhật Bản, tới Châu Âu, Mỹ… giá cả cũng theo đó là tăng dần.

Mua ấm về chủ yếu cho mấy tốp thợ để pha chè uống, gia đình cũng dùng luôn, mình cũng đọc mấy tờ hướng dẫn sử dụng, rồi đặc tính kỹ thuật, nhưng toàn tiếng anh, tiếng Tàu đọc không hiểu. Thôi cứ cái nào vừa tiền, chủ hàng bảo thấy bền thì mua thôi anh. Các cụ bảo, của bền tại người mà”.

Trên đây chỉ là một vài câu hỏi đơn giản mà Phóng viên hỏi người mua, cũng như người bán. Nhưng nhìn chung, tất cả mọi người đều mù mờ về chất lượng, chất liệu Inox của sản phẩm. Không ai quan tâm tới đặc tính của đồ gia dụng mình sắp mua được làm từ loại Inox nào, có an toàn cho sức khỏe hay không.

Nhìn một cách khách quan, thì bản thân các nhà sản xuất cũng thường ít ghi thông số các loại inox trên sản phẩm. Hoặc nếu có cũng chỉ ghi cách hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, còn lại toàn bằng chữ nước ngoài.

Hàm lượng Mangan trong đồ gia dụng “bẩn” là chất cực độc.

Bàn thảo về vấn đề sử dụng Inox 202 trong sản xuất đồ gia dụng, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho hay: "Loại inox 304 khi sử dụng làm vật liệu gia dụng thì ít có khả năng bị thôi nhiễm vào thức ăn, và hàm lượng sử dụng trong loại Inox này ít không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng loại inox 201, 202, 403 thì có thể xảy ra trường hợp thôi nhiễm mangan trong khi nấu nướng. Nếu hàm lượng này vượt mức cho phép. Bởi trong quá trình nấu nướng, đun nóng hoặc tiếp xúc với nhiều chất khác có thể xảy ra hiện tượng này. Hơn thế nữa, tôi phải nói là mangan cực độc, có hại cho sức khỏe rất nhiều".

Theo điều tra của Phapluatplus.vn, tại Hà Nội nhiều doanh nghiệp đã sản xuất các loại nồi inox nấu phở cỡ lớn có dung tích từ 8- 30 lít để bán cho các cửa hàng với giá từ 8 – 15 triệu đồng/bộ. Với lời giới thiệu rất hoa mỹ “Chất liệu nồi là inox nhập khẩu xước 202, an toàn thực phẩm, đẹp, sang trọng, đã được dùng trong hầu hết các nhà hàng lớn, uy tín, cực bền, không rỉ”.

Một chủ cửa hàng bán bún cá trên phố Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay: “Loại nồi này dùng điện, vậy nên rất sạch sẽ, khách vào thấy vệ sinh tốt là họ thích rồi. Chứ tôi cũng không quan tâm tới việc đây là loại inox nào cả. Miễn sử dụng an toàn, không cháy nổ là được”.

Ngay sau khi nhận được thông tin từ Phapluatplus.vn, đại diện Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế đã ngay lập tức kiểm tra tình trạng sử dụng Inox 202 trong sản xuất đồ gia dụng.

Phapluatplus.vn sẽ thông tin tới bạn đọc về tình trạng sản xuất nồi inox 202 để nấu phở trên địa bàn Hà Nội.

Chí Kiên

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/ky-2--do-gia-dung-inox-ban-tran-tu-pho-ve-que-d25568.html