Kinh tế - Y tế: Chưa thể có công bằng trong khám chữa bệnh

Tại Hội nghị khoa học “Đổi mới cơ chế tài chính Y tế- Thực trạng và giải pháp” do Bộ Y tế phối hợp với Hội Khoa học Kinh tế-Y tế Việt Nam (KHKTYT) vừa tổ chức tại Hà Nội, gần 50 báo cáo tham luận đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách thời gian tới phải làm tốt những vấn đề “nóng” về tài chính Bệnh viện- Bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh cho người nghèo- Tài chính y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe.

Cần tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân Ảnh: Minh Huyền Công bằng trong y tế - không dễ thực hiện TS Dương Huy Liệu- Chủ tịch Hội KHKTYT Việt Nam đã khẳng định như vậy. Theo ông Liệu, hiện nay tình trạng sức khỏe của người nghèo và một số đối tượng thiệt thòi khác thường yếu hơn, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế khó hơn người khác. Sức khỏe yếu không chỉ tác động tới chất lượng sống, mà còn tác động tới khả năng tham gia hoạt động kinh tế. Các chăm sóc y tế tốn kém hoặc bệnh tật kéo dài có xu hướng đẩy hộ gia đình nghèo vào tình trạng khó khăn hơn. Nghiên cứu của Hội KHKTYT trong năm 2008 đã chỉ ra, tỉ lệ chết sơ sinh cao nhất ở 2 vùng nghèo nhất là miền núi phía Bắc (21 trẻ chết/1000 trẻ sinh ra sống) và Tây Nguyên (23 trẻ chết/1000 trẻ sinh ra sống) so với tỉ lệ trẻ dưới 1 tuổi là 8/1000 trẻ sinh ra sống ở vùng Đông Nam Bộ. Năm 2006, tình trạng suy dinh dưỡng đã ảnh hưởng tới 46% trẻ em (TE) thuộc 20% hộ gia đình nghèo nhất. Điều mà tất cả những nhà khoa học đều nhìn thấy, đó là khả năng tiếp cận dịch vụ và chất lượng dịch vụ được hưởng khác nhau theo mức sống. Năm 2008, trong khi ở đồng bằng sông Hồng chỉ có 6,5% người dân phải nằm điều trị nội trú tại trạm y tế xã, thì ở vùng Tây Bắc tỉ lệ này là 12. Hai năm qua, trong khi 99,1% phụ nữ thuộc nhóm hộ giàu được cán bộ y tế đỡ đẻ thì chỉ có 59,9% phụ nữ thuộc nhóm hộ nghèo nhận được dịch vụ tương tự...PGS-TS Phạm Lê Tuấn- Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ y tế bổ sung, việc mở rộng hoạt động dịch vụ theo yêu cầu trong các bệnh viện thời gian qua không có giới hạn và theo phương thức “góp vốn-chia lãi”, chủ yếu nhằm cung ứng dịch vụ y tế cho người có khả năng chi trả, nhất là những người thu nhập cao, đã làm xao nhãng việc cung cấp dịch vụ cho đối tượng có thu nhập thấp và bệnh nhân BHYT. Hơn nữa, tự chủ bệnh viện (gồm lựa chọn dịch vụ và xác định giá) đang có xu hướng đẩy chi phí khám chữa bệnh (KCB) của người dân đặc biệt tăng cao. Số gia đình khó khăn vì chi phí KCB ngày càng nhiều, trong khi độ bao phủ BHYT vẫn hạn chế và việc hỗ trợ từ BHYT cũng chỉ được một phần. Điều này dẫn tới tình trạng người nghèo bị ốm không dám đến bệnh viện ngày một nhiều hơn (khoảng trên 40%). GS-TSKH Phạm Mạnh Hùng- Chuyên gia cao cấp- Nguyên phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra dẫn chứng khoa học của ngành Y tế: “34,5% bệnh nhân nội trú có thu nhập trung bình không có BHYT phải vay nợ để trả chi phí điều trị. Đặc biệt, tỉ lệ chi cho y tế của những hộ gia đình cho tự điều trị của người nghèo cao hơn người có mức sống khá (38,8%). Việc thu một phần viện phí đã mang lại một nghịch lý là vẫn bao cấp cho người giàu nhiều hơn là người nghèo. Cần tính toán kỹ hiệu quả đầu tư cho y tế TS Nguyễn Quốc Triệu - Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị cần mạnh dạn đầu tư cho y tế. Và khi người dân khỏe mạnh, ít ốm đau sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội và đóng góp kinh tế cho xã hội. Thấy rõ vấn đề này, những năm qua, Đảng và Chính phủ đã dành một khoản ngân sách đáng kể dùng cho chăm sóc sức khỏe nhân dân thông qua nguồn chi thường xuyên và nguồn đầu tư mỗi năm. Theo PGS-TS Vũ Sinh Nam - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thì y tế dự phòng là “lá chắn” bảo vệ sức khỏe nhân dân. Những năm qua, dịch cúm A (H5N1- H1N1) đã xuất hiện rải rác ở nước ta, tiềm ẩn sự biến đổi nguy hiểm, có nguy cơ lây lan mạnh. Bệnh sốt xuất huyết và các bệnh không truyền nhiễm (đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần...) tăng mạnh. Trong khi đó vật tư, hóa chất, trang thiết bị, cơ sở vật chất thiếu, không đảm bảo nhu cầu phòng chống dịch... Về vấn đề này, TS Quốc Triệu thừa nhận, nguồn lực đầu tư cho y tế vẫn còn hạn chế. Vì thế thời gian tới ngành Y tế cần lấy bệnh nhân làm trung tâm, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ KCB cho người bệnh... KN

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=21021&menu=1425&style=1