Kinh tế VN hội nhập: Thảm đỏ FDI, doanh nghiệp... con đỏ

Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học về các vấn đề đặt ra trong đổi mới thể chế kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.

Sáng 28/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên Hiệp hội Việt Nam) đã tổ chức diễn đàn khoa học về các vấn đề đặt ra trong đổi mới thể chế kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.

Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã cùng nhau bàn luận về các vấn đề thể chế kinh tế ở nước ta hiện nay; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những thời cơ, thuận lợi và khó khăn rào cản khi thực hiện cải cách thể chế kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, các chuyên gia cũng đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học về các vấn đề đặt ra trong đổi mới thể chế kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.

Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức diễn đàn khoa học về các vấn đề đặt ra trong đổi mới thể chế kinh tế thời kỳ hội nhập quốc tế.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phạm Văn Tân, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, Việt Nam hiện nay đã tham gia và hoàn tất đàm phán 12 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Mặc dù chúng ta đã có thị trường nhưng thị trường đó hiện nay vẫn chưa hoàn chỉnh. Các quy luật phổ quát của thị trường chưa được vận dụng đầy đủ.

“Khi tham gia hội nhập, cơ hội cho Kinh tế Việt Nam rất nhiều, song thách thức đặt ra cũng vô cùng lớn. Nguy cơ con đường phát triển của Việt Nam có thể bị chệch hướng và tụt hậu sâu hơn so với các nước khác vì Việt Nam chưa có sự chuẩn bị kỹ cho hội nhập.

Khi hội nhập, Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn, đặc biệt với hầu hết các nước trong ASEAN có kinh tế tương đồng Việt Nam, việc dịch chuyển thị trường tự do như vốn, công nghệ, nhất là lao động, thì Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với lao động có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng tốt đến từ các nước khác trong khu vực”, ông Tân nhấn mạnh.

FDI được nuông chiều nhưng hiệu quả không cao

Bàn thêm về những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, rào cản khi thực hiện cải cách thể chế kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhấn mạnh, các thể chế liên kết kinh doanh của chúng ta chưa đủ, thiếu hiệu quả cùng với trình độ yếu kém của doanh nghiệp trong nước. Điều nay dẫn đến nền kinh tế bị chia cắt giữa các địa phương và tồn tại nền kinh tế lưỡng nguyên (FDI, doanh nghiệp trong nước).

"Về các cư xử và trình độ phát triển của các khu vực sở hữu đang tồn tại 3 "đỏ". Thứ nhất là doanh nghiệp nhà nước được ví như thái tử "đỏ" trong nền kinh tế nhà nước khi được nuông chiều song không mạnh, không hiệu quả trên thực tế. Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân là con "đỏ" với các đặc điểm: trẻ con, non yếu, nhiều khi bị bỏ rơi trên thực tế. Thứ ba là FDI được trải thảm đỏ được chào đón, được nuông chiều trên thực tế và đóng vai trò lớn trong nền kinh tế", TS Sang nhận định.

TS Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam phát biểu ý kiến tại diễn đàn

Trong khi đó, GS.TSKH Lê Du Phong, chuyên gia kinh tế thì cho rằng công nghệ sản xuất của ác doanh nghiệp FDI ở nước ta hiện nay khá lạc hậu.

"Theo đánh giá thì hiện tại, ở khu vực doanh nghiệp FDI chỉ có 5-6% là có công nghệ cao, tới 80% là công nghệ trung bình và 14% là công nghệ thấp, lạc hậu. Ngoài ra, các doanh nghiệp nội địa yếu và phát triển kém bền vững, Năm 2015 cả nước xuất khẩu được 162,4 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp FDI đạt 115,1 tỷ, chiếm 70,87%, mặc dù khối này chỉ có 11.046 doanh nghiệp, chiếm 2,53% tổng số doanh nghiệp", GS.TSKH Lê Du Phong chỉ rõ.

Ngoài ra, vị chuyên gia kinh tế còn thừa nhận kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015 tuy vẫn có sự phát triển tương đối khá, song nghiêm túc mà nhìn nhận thì đó vẫn là sự phát triển theo bề rộng là chính. Sự phát triển theo chiều sâu, mang tính bền vững, sự tăng trưởng dựa trên nền tảng công nghệ cao, khoa học quản lý tiên tiến, hiện đại, nói cách khác là dựa vào yếu tố năng suất tổng hợp ( TFP) còn khá hạn chế.

"Năm 2014 đóng góp của vốn vào GDP là 55,5 %, đóng góp của L.Đ vào GDP là 19,52%, của TFP vào GDP của Việt Nam là 24,98%. Trong khi đó, đóng góp TFP của Malaisia là 36,18%, của Thái Lan là 36,14%", vị chuyên gia nói thêm.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ li ti, bất lợi

Cũng trong bài tham luận của mình tại diễn đàn, GS.TSKH Lê Du Phong còn chỉ ra năng lực cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp yếu, là tác nhân chính làm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thấp.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/kinh-te-vn-hoi-nhap-tham-do-fdi-doanh-nghiep-con-do-3315157/