Kinh doanh tiến bộ xã hội

(PL&XH) - Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, Giám đốc trung tâm Sao Mai, Hà Nội đã có 15 năm làm công tác tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ khuyết tật trí tuệ.

Tháng 9-2010, Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) đã tổ chức chương trình gặp mặt 17 doanh nhân xã hội (DNXH). 12 sáng kiến năm 2010 (trong đó có 2 sáng kiến giai đoạn "Khởi sự" và 10 sáng kiến giai đoạn "Cất cánh") đã được tôn vinh. Mức hỗ trợ 30.000 USD cho sáng kiến giai đoạn "Cất cánh", 5.000 USD cho giai đoạn "Khởi sự" như một sự ghi nhận không của riêng CSIP mà cả xã hội đối với những DN không đặt lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu trong một cộng đồng còn cần nhiều sự sẻ chia. PV PL&XH đã có cuộc trao đổi với một vài trong số các DNXH năm nay để hiểu thêm về những sáng kiến hỗ trợ cộng đồng của họ. Hai chị Đinh Thị Huyền và Nguyễn Thị Thế Bác sĩ Đỗ Thúy Lan, Giám đốc trung tâm Sao Mai, Hà Nội đã có 15 năm làm công tác tư vấn phát hiện sớm và chăm sóc trẻ khuyết tật, đặc biệt là trẻ khuyết tật trí tuệ. Trung tâm Sao Mai hoạt động từ năm 1995 đến nay, bằng cách thực hiện các phương pháp khoa học về can thiệp sớm, giáo dục cho trẻ em khuyết tật trí tuệ (trẻ được phát hiện sớm trước 12 tháng tuổi, nhận can thiệp sớm từ 18 tháng đến 5 tuổi, giáo dục đặc biệt tẻ từ 5 tuổi đến 15 tuổi), giúp trẻ thay đổi chất lượng cuộc sống, có thể hòa nhập, sống độc lập, hiểu được và hưởng thụ cuộc sống giống như người bình thường. Bác sĩ Đỗ Thúy Lan được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tâm thần, đồng thời chị có 3 lần đào tạo ở Hà Lan, Ireland và Úc về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần cộng đồng, từng là Phó Giám đốc Bệnh viên Tâm thần Hà Nội nên rất dày dạn kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý lĩnh vực này. Với niềm tin vào tác động to lớn đối với xã hội, chị Lan đã lãnh đạo trung tâm suốt 15 năm và trở thành trung tâm hàng đầu về chăm sóc trẻ khuyết tật trí tuệ ở Việt Nam. Chia sẻ về những cố gắng trong công việc của mình, chị Lan tâm sự: "Tất cả bắt đầu từ tâm huyết sâu sắc là mong muốn giúp đỡ các trẻ phát triển chậm về trí tuệ, trẻ tự kỷ". Hai chị em "chổi chít" Đinh Thị Huyền và Nguyễn Thị Thế. Cty TNHH Yên Mông, tỉnh Hòa Bình Kinh doanh một mặt hàng mà nhiều người nghe thật bất ngờ: "Chổi chít". Bác sĩ Đỗ Thị Thúy Lan Hòa Bình là nơi có trữ lượng cây Chít nhiều nhất cả nước. Đồng bào dân tộc ở đây chủ yếu làm nông hoặc lao động thủ công. Chổi Chít bà con làm thường bán nhỏ lẻ, giá rẻ. Chị Đinh Thị Huyền và chị Nguyễn Thị Thế đã thành lập Cty nhằm giúp bà con dân tộc Mường ở Yên Mông có thu nhập cao và ổn định từ việc làm chổi bằng cách hỗ trợ sáng tạo kiểu dáng đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hai chị mong muốn giúp mỗi hộ gia đình, mỗi cơ sở sản xuất chổi tại địa phương đều trở thành nơi sản xuất chổi chất lượng cao, qua đó góp phần đẩy lùi nạn khai thác rừng bừa bãi của bà con dân tộc nơi đây. Dù bằng cách này hay cách khác, DNXH đang đóng góp hết mình vào một mục tiêu nói chung: Phát triển vì cộng đồng. Phan Thủy

Nguồn PL&XH: http://phapluatxahoi.vn/20101004101333795p1005c1027/kinh-doanh-tien-bo-xa-hoi.htm