Kịch bản tương lai của châu Âu và NATO

NATO chuẩn bị mọi tình huống xấu nhất để đối phó với tình hình mới khi Mỹ rút quân khỏi châu Âu.

Sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, hiện nay cả châu Âu và NATO buộc phải tính đến kịch bản xấu nhất trong đó Mỹ có thể rút một số quân khỏi châu Âu, tờ Der Spiegel cho biết.

Mối quan hệ Mỹ và NATO đang bị hoài nghi trong nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, các nhà phân tích, nghiên cứu và các chuyên gia không loại trừ bất kỳ khả năng nào, thậm chí là tiêu cực nhất bởi vì trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Donald Trump, ông đã tuyên bố sẽ khắt khe với các đồng minh.

Trước đó, trong chiến dịch vận động tranh cử, tỷ phú Trump luôn bày tỏ quan điểm phản đối mạnh mẽ thương mại tự do, các chính sách ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu và đặc biệt để ngỏ khả năng không thực hiện các bổn phận với các đồng minh được quy định theo hiệp ước ký với thành viên NATO.

Thậm chí, nếu Nga tấn công một nước thành viên của NATO, việc ông sẽ cân nhắc trước tiên là liệu quốc gia đó đã đáp ứng được những cam kết quân sự của mình hay chưa trước khi cung cấp viện trợ quân sự. Đây là lần đầu tiên có vị tổng thống thực hiện như vậy.

Trước hết, về mặt an ninh, Trump cho rằng các nước thành viên của NATO đã quá dựa dẫm vào sự bảo trợ từ nước Mỹ và nếu ông làm Tổng thống, Mỹ sẽ buộc các thành viên NATO, nhất là các nước lớn ở châu Âu như Anh, Đức, Pháp… phải tăng chi tiêu quân sự lên nhiều lần để tự đảm bảo an ninh cho mình.

Với Donald Trump, nhiệm vụ chính của NATO nên là chống khủng bố và ngăn chặn làn sóng tị nạn chứ không phải là đối đầu với Nga.

Chính vì những tuyên bố này, ngay sau khi ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker cho rằng cần phải làm rõ những ý định, chính sách của doanh nhân - chính khách 70 tuổi này trong các vấn đề như thương mại toàn cầu, tình trạng biến đổi khí hậu và mối quan hệ trong tương lai với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tuy nhiên, tờ Der Spiegel cũng cho biết thêm rằng, trong báo cáo bí mật của đội ngũ chuyên gia của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, họ loại bỏ khả năng Trump sẽ thực hiện đe dọa của mình, không đấu tranh vì sự an toàn của châu Âu hay thậm chí rút một phần quân đội Mỹ khỏi châu Âu.

Trước đó hôm 9/11 ông tuyên bố, ông rất lạc quan về tương lai mối quan hệ giữa Mỹ và liên minh quân sự này ở châu Âu dù cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ mang lại nhiều hoài nghi.

Tuy ngày 20/1 tới đây mới là ngày vị Tổng thống mới mới chính thức tuyên thệ nhận chức cao nhất trong chính quyền Mỹ nhưng cho thấy các thành viên NATO đang ái ngại ông khi quan điểm của ông đối với các thành viên, đồng minh của Mỹ là nghi ngờ việc đóng góp sức lực của họ vào NATO được bao nhiêu? Gây sự “ tự ái” cho các nước lớn của NATO.

Nguyễn Đông

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/kich-ban-tuong-lai-cua-chau-au-va-nato-3322885/