Kịch bản Syria có lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên gần đây bộc lộ nhiều nghi ngờ khả năng chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên gần đây bộc lộ nhiều nghi ngờ khả năng chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên gần đây bộc lộ nhiều nghi ngờ khả năng chiến tranh có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Căng thẳng leo thang

Hàn Quốc liên tục chịu sức ép lớn từ phía Triều Tiên trong thời gian gần đây bởi hàng loạt các vụ thử tên lửa và hạt nhân.

Kịch bản Syria có lặp lại tại bán đảo Triều Tiên. Ảnh:Nytimes

Chính phủ Nhật Bản cũng liên tục đưa ra các biện pháp đối phó với vụ tấn công tên lửa đạn đạo và mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng cảnh báo nhiều lo ngại có thể xảy ra vụ tấn công vũ khí hóa học trong thời gian tới tại bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Tổng thống Trump đã nhấn mạnh: “Tất cả các lựa chọn cho vấn đề Triều Tiên đã sẵn sàng”.

Theo các nhà phân tích, yếu tố nhiều lo ngại là Triều Tiên vẫn tăng cường phát triển dự án vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt và hướng đến mục tiêu là Mỹ.

Hàng loạt các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên đã bộc lộ nhiều lo lắng đối với thế giới. Nhằm để duy trì thể chế, ông Kim Jong Un đang muốn khẳng định sức mạnh hạt nhân của Bình Nhưỡng đối với thế giới.

Đối với Mỹ, hệ thống tên lửa đường đạn xuyên lục địa hạt nhân (ICBM) là công nghệ vũ khí hiện đại mà Washington luôn muốn theo đuổi kề từ khi ông Trump chính thức nhậm chức. Triều Tiên liên tục triển khai các chương trình tên lửa hạt nhân. Nhiều nghi ngờ đặt ra về khả năng đối phó của chính quyền Trump đối với nó.

Nguyên trưởng phái đoàn hạt nhân Mỹ Christopher Hill cho biết, cho dù chính quyền Trump có đưa ra các hành động và biện pháp cứng rắn đối với Triều Tiên thì Bình Nhưỡng vẫn không thể từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Kịch bản Syria có lặp lại?

Hiện tại, Tổng thống Trump đang sử dụng hai biện pháp đối với Triều Tiên: Gây sức ép với Trung Quốc để Trung Quốc gây sức ép với Triều Tiên. Ông Trump hy vọng Trung Quốc sẽ sử dụng các “đòn bẩy đặc biệt” để buộc Triều Tiên từ bỏ các chương trình vũ khí; mặt khác, Mỹ đe dọa dùng vũ lực thông qua sự hiện diện sức mạnh quân sự gần bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ cũng luôn khẳng định muốn tiến tới đàm phán cùng Triều Tiên về vấn đè này. Các quan chức ngoại giao Mỹ khẳng định Washington không tìm cách gây chiến tranh với Bình Nhưỡng, mà đang tìm kiếm dấu hiệu cho thấy Triều Tiên sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân.

Theo các nhà phân tích, chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên là điều không thể. Trong khi Washington luôn tỏ ra các biện pháp mạnh tay đối với Triều Tiên thông qua việc gia tăng hiện diện quân sự tại bán đảo Triều Tiên thì Trung Quốc cũng thể hiện các biện pháp thắt chặt kinh tế đối với quốc gia này. Bởi nếu không làm điều này, Bắc Kinh sẽ phải chịu sự trừng phạt kinh tế từ Mỹ thông qua việc áp các lệnh trừng phạt vào các công ty Trung Quốc có mặt tại Triều Tiên. Cuối cùng, nếu không thành, Mỹ sẽ tiến tới các hành động quân sự.

Điều đó khá rõ ràng, không ai muốn ôm rủi ro vào mình. Kịch bản Syria lại càng không thể. Cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, nếu xảy ra, sẽ là cuộc chiến đãm máu và không thể đoán trước. Những can thiệp của Mỹ tại Trung Đông gần đây có thể đem ra so sánh. Và chắc chắn, sức mạnh của ICBM sẽ rất khủng khiếp nếu xảy ra bởi sức công phá mạnh mẽ của nó cả đường thủy lẫn đường bộ.

Bởi ở thế yếu hơn, quân đội Triều Tiên có thể dựa vào tình hình căng thẳng leo thang để để nhắm vào mục tiêu là Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công các căn cứ của Hoa Kỳ trong khu vực ngay trong giai đoạn đầu của các cuộc xung đột. Lãnh đạo Kim Jong Un có thể đang tính toán mọi nước cờ. Mối đe dọa đối với họ lại là đòn bẩy.

Theo các nhà quan sát, bán đảo Triều Tiên bị đẩy đến "bên miệng hố chiến tranh". Sự vắng mặt của các vụ thử hạt nhân gần đây cho thấy rằng, ông Kim đang muốn chạy chậm lại tham vọng hạt nhân nhiều hơn là sẵn sàng công phá trận chiến quy mô lớn. Trong lễ kỷ niệm ngày thành lập quân sự, Triều Tiên triển khai các đơn vị pháo tầm xa xung quanh thành phố cảng Wonsan để tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay.

“Các dấu hiệu cho thấy quân đội Triều Tiên đang tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn quanh thành phố cảng Wosan nhân ngày kỷ niệm thành lập quân đội”, tờ Yonhap cho biết. Cuộc tập trận được cho là có sự tham gia của khoảng 300-400 khẩu pháo tầm xa.

Rõ ràng, cả ông Trump và ông Kim có điểm chung mà nhiều người có thể nhận ra. Cả hai đều không muốn chiến tranh. Tuy nhiên, cả hai vẫn gây sức ép cho nhau. Và điều này dẫn đến bất hòa và mâu thuẫn chưa thể hòa giải.

(Theo CNN)

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/kich-ban-syria-co-lap-lai-tai-ban-dao-trieu-tien-236886.html