Khủng khiếp tên lửa bay gần nửa vòng trái đất của Nga

Tên lửa đạn đạo Sineva bắn từ tàu ngầm Project 667BDRAM của Hải quân Nga có khả năng đem đầu đạn hạt nhân vượt gần nửa vòng trái đất.

Ngày 12/10/2016 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân Project 667BDRM mang tên Novomoskovsk đã phóng thành công tên lửa đạn đạo Sineva từ Biển Barents. Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thuộc nội dung huấn luyện của Hạm đội Biển Bắc. Tên lửa được phóng từ Biển Barents, hướng vào mục tiêu trên bãi thử Kura ở bán đảo Kamchatka cách xa gần nửa vòng trái đất. (Nguồn ảnh: Kresta.com)

Ngày 12/10/2016 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân Project 667BDRM mang tên Novomoskovsk đã phóng thành công tên lửa đạn đạo Sineva từ Biển Barents. Vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thuộc nội dung huấn luyện của Hạm đội Biển Bắc. Tên lửa được phóng từ Biển Barents, hướng vào mục tiêu trên bãi thử Kura ở bán đảo Kamchatka cách xa gần nửa vòng trái đất. (Nguồn ảnh: Kresta.com)

Tàu ngầm Novomoskovsk thực hiện vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva khi đang lặn dưới mặt biển, tuy nhiên không rõ tên lửa được phóng lên ở độ sâu bao nhiêu (Nguồn ảnh: Kresta.com).

Mặc dù vậy, thành công này cho thấy mức độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tàu ngầm Nga, đặc biệt với tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là vô cùng ấn tượng (Nguồn ảnh: Kresta.com).

Tên lửa R-29RMU Sineva (còn có tên gọi khác là RSM-54 - tên mã NATO là SS-N-23 Skiff). Sineva được thiết kế để phóng từ các tàu ngầm thuộc lớp Delta IV. Mỗi tàu ngầm mang được tối đa tới 16 quả tên lửa RSM-54 (Nguồn ảnh: Kresta.com)

Mỗi quả tên lửa RSM-54 mang 10 đầu đạn, sức công phá mỗi đầu đạn là 100 kiloton. Như vậy, tổng cộng sức công phá của 1 quả RSM-54 tương đương 1 triệu tấn thuốc nổ TNT (Nguồn ảnh: Kresta.com)

Trước đó, trong vụ thử nghiệm diễn ra cách đây 8 năm (vào ngày 11/10/2008), một tên lửa Sineva đã bay vượt quãng đường dài 11.547 km, gần nửa vòng trái đất (Nguồn ảnh:ii.u.coz.ru)

Hiện nay, kho vũ khí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của rất đa dạng, từ kiểu loại R-29M với các biến thể R29-M2, R-29MU; R-30M, R-30-30, R-30-47 cho đến R-39…(Nguồn ảnh: Kresta.com).

Để đi xa được quãng đường hàng chục ngàn km, các loại tên lửa đạn đạo thường có 3- 4 tầng. Trong quá trình bay, các tầng nhiên liệu tách khỏi tên lửa, cuối cùng chỉ có các đầu đạn được lập trình sẵn cho việc hủy diệt mục tiêu đã định sẵn (Nguồn ảnh: Kresta.com)

Kim Bồng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khung-khiep-ten-lua-bay-gan-nua-vong-trai-dat-cua-nga-785317.html