Khủng hoảng: Vốn đầu tư rút khỏi châu Á

Các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm vào lúc này và sẽ chuyển dòng vốn vào những hạng mục đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng. Nhiều chuyên gia cho rằng, dòng vốn sẽ chảy ra khỏi châu Á trong thời gian ngắn.

Độc lập nhưng không tránh khỏi ảnh hưởng

Trong suốt quá trình bầu cử của Pháp và Hy Lạp, dân châu Âu đã bỏ phiếu chống lại các biện pháp thắt lưng buộc bụng.

Các thị trường châu Á đang có phản ứng với nỗi sợ hãi từ chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ châu Âu. Liệu các biện pháp thắt lưng buộc bụng của châu Âu sẽ ảnh hưởng gì đến bức tranh kinh tế châu Á và sự sẵn sàng của các quốc gia trong khu vực đang phát triển này để giang tay cứu châu Âu?

Nhiều nước châu Á coi châu Âu là đối tác lớn, nên sẽ bị ảnh hưởng khi nhiều nền kinh tế châu Âu đang tăng trưởng èo uột, dân châu Âu sẽ chi tiêu ít hơn. Tuy nhiên, Kelvin Tay, Công ty quản lý tài sản UBS cho rằng, điều này sẽ không còn mấy quan trọng khi các nền kinh tế châu Á đang dần ít phụ thuộc vào châu Âu.

"Bất cứ một hy vọng mong manh nào về tiến triển trong hội nhập tài khóa châu Âu bao gồm xây dựng tường lửa và những biện pháp có tính hợp tác nhằm giải quyết khủng hoảng nợ công, dường như đều đang bị lu mờ.", Kelvin Tay nhận định. "Xuất khẩu của châu Á sang châu Âu tính trên GDP không còn quan trọng như trước đây".

Tuy nhiên, Kelvin Tay cũng cho rằng, khu vực châu Á vẫn bị ảnh hưởng bởi những bất ổn của châu Âu do sự liên kết qua lại của nền kinh tế toàn cầu.

Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là giá cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán châu Á lao dốc trong phiên giao dịch ngày 7/5, sau khi kết quả bầu cử tại Pháp và Hy Lạp gây ra lo ngại rằng phản ứng tập thể đối với cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng euro (Eurozone) có thể xuất hiện dấu hiệu rạn nứt.

Cổ phiếu trên các TTCKchâu Á lao dốc trong phiên giao dịch ngày 7/5, sau khi kết quả bầu cử tại Pháp và Hy Lạp.

Niềm tin của thị trường cũng giảm sút khi các số liệu công bố cuối tuần trước cho thấy hoạt động trong lĩnh vực tư ở Eurozone giảm mạnh trong tháng 4, với chỉ số quản lý sức mua giảm xuống 46,7 điểm. Trong khi đó, những lo ngại về kinh tế toàn cầu còn tăng thêm khi các số liệu cho thấy kinh tế Mỹ chỉ tạo thêm 115.000 việc làm trong tháng trước, thấp hơn so với dự đoán và chưa bằng một nửa so với con số hồi đầu năm.

"Chúng ta cần phân biệt giữa khủng hoảng cấu trúc và khủng hoảng thanh khoản. Các vấn đề liên quan đến cấu trúc thường là đặc trưng tùy khu vực. Khủng hoảng nợ công châu Âu đang diễn ra là một ví dụ tiêu biểu".

"Vấn đề về thanh khoản không phải là vấn đề riêng của từng khu vực nhưng vì tính toàn cầu của dòng vốn, khủng hoảng cấu trúc có thể biến thành khủng hoảng thanh khoản tại những khu vực khác nhau trên thế giới.", Kelvin Tay nói thêm.

Jason Hughes, nhà tư vấn tại IG Markets thì nhìn thấy điểm tích cực trong sự thay đổi lãnh đạo ở Pháp và Hy Lạp với việc cử tri đã chọn các ứng viên có quan điểm là quốc gia họ nên tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, chứ không phải cắp giảm chi tiêu công.

Vốn chảy ra khỏi châu Á

"Với châu Á, châu Âu là đối tác thương mại quan trọng và việc giải quyết các vấn đề như giải cứu Hy Lạp vẫn không phải là một dấu hiệu đáng khích lệ", Jason nói thêm.

Cuối tuần trước, các số liệu kinh tế của Mỹ cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn mong manh.

Những diễn biến mới trong chính trị châu Âu tuần qua cũng đe dọa lên nhiều khối tài sản khi những bất ổn đe dọa nền kinh tế có nguy cơ quay trở lại.

Trong khi đó, những diễn biến mới trong chính trị châu Âu tuần qua cũng đe dọa lên nhiều khối tài sản khi những bất ổn có nguy cơ quay trở lại. Jason Hughes cho biết, khó mà biết được liệu tình hình bất ổn sẽ diễn ra bao lâu.

"Nếu chính phủ Hy Lạp có thể được lập ngay trong tuần tới, tình hình có thể có chút ổn định ngay sau đó; Tuy nhiên, nếu những nỗ lực vẫn tiếp tục thất bại, các thị trường có thể phải chịu đựng những ảnh hưởng rất tiêu cực".

Nhiều chuyên gia cho rằng, dòng vốn sẽ chảy ra khỏi châu Á trong thời gian ngắn.

Bất kể chính sách thắt lưng buộc bụng có đúng hướng trong việc giành lại triển vọng kinh tế tích cực hay không, các thị trường vẫn sẽ chịu bất ổn lớn. Các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm vào lúc này và sẽ chuyển dòng vốn vào những hạng mục đầu tư an toàn như trái phiếu chính phủ và vàng.

"Không phải tất cả các tài sản rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ châu Á đều có khả năng bị ảnh hưởng tiêu cực. Nếu tình hình của châu Âu nằm ngoài tầm kiểm soát nhưng thanh khoản được thắt chặt, thị trường vốn châu Á vẫn có cơ bật lên", Kelvin Tay nhận định.

Tình trạng bất ổn cũng liên quan đến việc các quốc gia sẵn sàng đén đâu trong việc chung tay với IMF hỗ trợ châu Âu vượt qua khủng hoảng nợ. Khả năng của châu Âu trong việc ổn định nội chính cũng sẽ quyết định đến việc châu Á sẽ phản ứng với tình hình chung theo cách nào.

Nguồn VietnamNet: http://vef.vn/2012-05-10-khung-hoang-von-dau-tu-rut-khoi-chau-a