'Không thể tin nổi' những địa danh này lại tồn tại trên trái đất

Vùng lòng chảo Danakil, sa mạc Wadi Rum,…là những địa điểm có phong cảnh giống như trên hành tinh khác.

Vùng lòng chảo Danakil ở Ethiopia là nơi nóng nhất trên trái đất, với những dòng suối lưu huỳnh đáng sợ. Đây cũng là nơi các nhà sinh vật học vũ trụ đang nghiên cứu để tìm hiểu liệu sinh vật ngoài hành tinh có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như vậy.

Cảnh quay diễn viên Matt Damon đặt chân lên sao Hỏa trong một bộ phim bom tấn vào năm 2015, thực chất được thực hiện tại sa mạc Wadi Rum, Jordan.

Sa mạc Wadi Rum hay còn được gọi là thung lũng Mặt trăng, nổi tiếng với những ngọn núi sa thạch và cảnh cằn cỗi.

Hố gas tự nhiên này ở Turkmenistan được gọi là cổng Địa ngục. Lửa ở đây đã cháy liên tục từ năm 1971.

Nằm tại một trong những địa điểm nóng nhất thế giới, núi lửa Erta Ale ở Ethiopia có một hồ dung nham nóng đỏ rực, khiến nhiều người nghĩ nơi đây có ma quỷ.

Trong quá trình khoan giếng vào những năm 1960, người ta đã vô tình phát hiện ra địa nhiệt Fly Geyser ở bang Nevada, Mỹ. Nước nóng phun trào qua nhiều năm mang theo những khoáng chất đã tạo nên cấu trúc có màu sắc vô cùng bắt mắt.

Cấu trúc hình tròn khổng lồ Richat được hình thành qua quá trình xói mòn địa chất trên sa mạc Sahara ở châu Phi. Cấu trúc khổng lồ này có thể nhìn rõ từ trên không gian.

Phong cảnh như ngoài hành tinh tại khu Painted Hills ở miền Nam Australia. Nơi đây chỉ có vài trăm người tới thăm trong vòng 50 năm qua.

Hồ Baikal ở vùng Siberia là hồ nước ngọt lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới. Nhiệt độ ở đây có thể xuống tới -19 độ C vào mùa đông.

Suối nước nóng Grand Prismatic trong vườn quốc gia Yellowstone ở bang Wyoming, Mỹ, có màu sắc rực rỡ do các vi khuẩn sống tại đây tạo ra.

Đài quan sát thiên văn trên núi Mauna Kea ở Hawaii là một trong những địa điểm lý tưởng nhất trên trái đất để nghiên cứu bầu trời.

Dãy núi Grand Canyon ở bang Arizona, Mỹ, là một trong những cấu trúc địa chất lâu đời nhất trên trái đất.

Những cấu trúc địa chất nhiều màu sắc trong công viên địa chất Trương Dịch ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, được hình thành từ các khoáng chất từ cách đây 24 triệu năm.

Hố núi lửa Formica Leo trên đảo Réunion thuộc Pháp ở Ấn Độ Dương được bao quanh bởi đất trống rộng mênh mông.

Bình minh lên trên cánh đồng muối rộng nhất thế giới, Salar de Uyuni, ở Bolivia. Đây là những gì còn sót lại của hồ nước tiền sử bị cạn khô cách đây từ lâu.

Một vài đám cỏ và cây dại xuất hiện giữa các cồn cát trên sa mạc Tengger ở Nội Mông, Trung Quốc.

Hố khổng lồ Haughton trên đảo Devon ở Canada được các nhà khoa học lựa chọn để làm địa điểm nghiên cứu về sao Hỏa.

Theo Huy Phong/ Dân Việt

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/du-lich-c-82/kham-pha-c-139/khong-the-tin-noi-nhung-dia-danh-nay-lai-ton-tai-tren-trai-dat-45475.html