Không thể "chạy tiền" vào trường Đoàn Thị Điểm

TPO - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Thống - Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Thị Điểm, Hà Nội, khẳng định, không bao giờ chấp nhận tình trạng "chạy tiền" 45 triệu vào trường như một số người nói.

Đừng nói chuyện "chạy" PGS TS Đặng Quốc Thống Ai cũng nghĩ thành lập trường dân lập, mục đích của các nhà đầu tư chính là kiếm tiền? Đầu tư để kiếm tiền thì dễ nhưng chúng tôi động viên nhau là đào tạo con người. Đoàn Thị Điểm sang năm mới là năm thứ 5, nhưng năm ngoái đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. Học phí của trường Đoàn Thị Điểm so với các trường công lập đắt hơn rất nhiều? Theo quan điểm của tôi, đi học là một hình thức đầu tư. Anh muốn có vốn kiến thức thì phải đầu tư. Nếu không muốn đầu tư, thì mua cái bơm để ra đầu phố ngồi bơm xe và như thế anh sẽ có nghề bơm xe. Còn muốn trở thành kỹ sư, tiến sĩ thì phải đầu tư, rồi từ đó anh ra đời, đóng góp cho xã hội, nhận lương cao và “hoàn vốn” cho bố mẹ. Nhiều người cho rằng, muốn vào trường THCS Đoàn Thị Điểm, nếu không học giỏi có thể “chạy”? Tôi cũng nghe dư luận nói rằng, vào cấp một Đoàn Thị Điểm, có những người phải mất 45 triệu. Nhưng xin khẳng định, tôi không bao giờ chấp nhận để điều đó xảy ra, nếu cán bộ nào bị phát hiện làm thế sẽ bị kỷ luật ngay. Vì chúng tôi là trường dân lập, muốn tồn tại được thì phải có chất lượng đào tạo (phụ thuộc vào đầu vào, cách tổ chức, dạy học). Vậy nếu chúng tôi nhận tiền của ai đó để cho những cháu không xứng đáng vào học, thì sẽ đào tạo ra một mớ bùng nhùng…Vì thế, đầu vào rất khắt khe. Chúng tôi khẳng định, không có chuyện chạy trường. Tiền không phải mục tiêu Thưa thầy, vì sao trường Đoàn Thị Điểm quyết định có những lớp học với mô hình liên kết với nước ngoài? Trường Đoàn Thị Điểm do Đại học Sư phạm Ngoại ngữ đỡ đầu, nên được tăng cường ngoại ngữ, đặc biệt là khối tiếng Anh. Nhìn lại, việc đào tạo ngoại ngữ của chúng ta vẫn rất hời hợt và không thay đổi. Trường muốn tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai của học sinh, chứ không phải ngoại ngữ nữa. Vừa qua, trường THCS Đoàn Thị Điểm kí hợp tác với trường Trung học Solomon, bang Washington, Mỹ. Theo đó, học sinh được học các môn văn hóa cơ bản theo chương trình THPT của Mỹ, do chính các giáo viên của trường Solomon có chứng chỉ cấp nhà nước của Mỹ giảng dạy và được cấp các chứng chỉ, tín chỉ được công nhận trên toàn Mỹ. Đây là cơ hội tốt cho những học sinh muốn chuyển tiếp sang du học Mỹ. Trong hợp đồng hợp tác với trường Solomon của Mỹ, có những quy định bắt buộc nào, thưa thầy? Trong hợp đồng, giáo viên phải có trình độ đại học và phải có chứng chỉ hành nghề trên toàn Mỹ, phải là người Mỹ hoặc Canada gốc Mỹ, chứ không phải gốc châu Á, hay châu Phi. Chương trình đào tạo phổ cập trên toàn nước Mỹ và được Bộ GD-ĐT Mỹ công nhận. Giáo viên phải được Sở GD-ĐT Hà Nội và trường Đoàn Thị Điểm chấp nhận (trong đó, không phải Sở GD-ĐT mà phía trường Đoàn Thị Điểm mới quan trọng). Không nên đào tạo đối phó Học sinh trường THPT Đoàn Thị Điểm, Hà Nội Hiện nay có thực trạng đua nhau mở trường đại học, nâng cấp trung cấp thành cao đẳng, cao đẳng thành đại học, thầy nhìn nhận thế nào về vấn đề này? Đúng là nếu giáo dục phát triển chỉ mang tính đối phó, ngẫu hứng, thì cái giá phải trả rất lớn. Chúng ta chưa có một quy hoạch để phát triển ngành giáo dục một cách bài bản. Điều đó không khó chút nào nếu có người chăm lo một cách nghiêm túc. Nhưng chúng ta đầu tư không thấu đáo, có hơn 300 trường đại học chỉ trong vòng hai năm, là một sự đốt cháy giai đoạn. Theo thầy, hệ quả của tình trạng này là gì? Mất niềm tin. Cho nên tôi rất phản đối việc đào tạo liên thông. Nhiều khi chúng ta cứ lấy lí do là giảm bớt các kì thi, sức ép…nhưng cấp nào phải ra cấp đó, cho dù nó là sức ép hay tốn kém thì vẫn phải tổ chức để đào tạo nghiêm chỉnh. Có nhiều trường nâng cấp từ trung cấp lên cao đẳng, lên đại học lại được phép đào tạo liên thông từ công nhân trở lên. Tôi cho thế là không rành mạch. Nhiều khi, ý tưởng có thể tốt, động viên học sinh nâng cấp, đáp ứng nhu cầu của sản xuất nhưng người Việt Nam vẫn bị "bệnh" bằng cấp. Tôi nghĩ, đã đến lúc phải có một tổ chức làm công tác quy hoạch phát triển nguồn cho ngành giáo dục…, cũng như hoạch định một tiêu chuẩn cụ thể. Theo thầy, chúng ta cần những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Cần sòng phẳng. Chất lượng đầu ra đảm bảo thì anh sẽ giải quyết được công ăn, việc làm cho học sinh, còn nếu đào tạo vớ vẩn thì không nơi nào nhận. Nghĩa là, biện pháp của chúng ta hơi “tàn bạo” một chút, nếu không đảm bảo được chất lượng đào tạo, anh phải tự giải tán. Chúng ta nên xem lại, trường đại học xứng đáng ở mức nào thì cho đào tạo ở mức đó, chứ không phải cứ trường đại học là được đào tạo tiến sĩ. Tóm lại, chúng ta nên có một cơ chế giống các nước công nghiệp phát triển: nếu anh không có bằng cấp nhưng năng lực giỏi thì tôi vẫn nhận và ngược lại. Ở ta vẫn quan trọng bằng cấp thế nên vấn đề mới nan giải. Nhưng dường như các trường dân lập có chất lượng chỉ phục vụ cho giới từ trung lưu trở lên? Theo tôi nghĩ, phải có sự hài hòa. Ví dụ, chúng ta chủ trương bỏ đọc chép, nhưng thử hỏi chúng ta có đầu tư? Muốn bỏ đọc chép thì phải có máy chiếu, màn hình, phương tiện dạy học hiện đại để dạy hiệu quả. Rồi việc người thầy đã đủ trình độ để đáp ứng việc bỏ đọc chép cho trò không? Vì thế, chúng tôi đầu tư cao thì tất nhiên phải thu học phí cao, tiền nào của nấy… Nghĩa là, chúng ta chấp nhận có sự chênh lệch trong giáo dục, ngay trong thành phố thôi chứ không nói đến nông thôn? Mình quen với tư duy cào bằng, chính vì thế nhiều khi làm thui chột những cái tích cực. Anh muốn con được chăm sóc tốt thì phải chấp nhận trả tiền cao hơn, ở đâu cũng thế, đừng hy vọng người ta cho không anh. Thầy có thể chia sẻ một trong những bí quyết xây dựng mô hình giáo dục dân lập thành công? Tôi quan niệm nghề nào cũng phải có lương tâm nghề nghiệp. Trước hết, anh phải là con người đúng nghĩa, sau đó, đặt mình vào môi trường nghề nghiệp nào cũng sẽ làm tốt. Tôi luôn nói với giáo viên của mình rằng, các bạn hãy xem học sinh như con, cháu của mình. Khi các con vi phạm kỷ luật, các bạn sẽ có biện pháp xử lý đúng đắn. Xin cảm ơn thầy.

Nguồn Tiền Phong: http://www.tienphong.vn/tianyon/index.aspx?articleid=175629&channelid=71