Không quân Singapore âm thầm khẳng định ngôi đầu

Không chỉ thực hiện những bài bay khó trên đường cao tốc, Không quân Singapore còn khẳng định ngôi đầu của mình cách âm thầm mua chiến đấu cơ hạng nặng.

Âm thầm mua sắm

Theo Jane’s Defence Weekly, Không quân Singapore (RSAF) đã âm thầm mở rộng phi đội chiến đấu cơ F-15SG từ 24 chiếc lên 40 chiếc. Theo hợp đồng tháng 12/2005, Singapore đặt hàng 12 chiếc F-15SG với điều khoản phụ mua thêm 8 chiếc.

Tháng 10/2007, điều khoản phụ này theo yêu cầu của Singapore được tăng lên đến 12 chiếc. Như vậy, số lượng tiêm kích F-15SG đặt mua đã tăng lên đến 24 chiếc, tổng trị giá hợp đồng đạt 1 tỷ USD.

Toàn bộ các máy bay này đã được bàn giao cho Singapore và có các ký hiệu từ 05-0001 đến 05-0024. Trong tháng 1/2014, một số tiêm kích F-15SG được đánh số nối tiếp 05-0025, 05-0028, 05-0030, 05-0031 và 05-0032 đã được nhìn thấy tại căn cứ không quân Mountain Home (Mỹ).

Tiêm kích của Singapore thực hiện bài bay khó.

Tiêm kích của Singapore thực hiện bài bay khó.

Những chiếc tiêm kích mới này đã không được báo cáo trước đây, điều đó đồng nghĩa với việc Singapore đã nhận được thêm 8 chiếc F-15. Trong khi đó, một báo cáo từ Bộ Ngoại giao gửi đến Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner theo Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí đề xuất bán, sửa đổi và hỗ trợ 8 chiếc F-15SG cho chính phủ Singapore.

Cả Boeing và Bộ Quốc phòng Singapore đều chưa xác nhận cho dù họ đã mua nhiều hơn 16 chiếc F-15 so với công bố trước đó, tuy vậy họ cũng không phủ nhận điều này.

Không chỉ tăng cường mua sắm bằng chiến đấu cơ hạng nặng, RSAF còn có những bài luyện quân cực khó khi cho máy bay cất/hạ cánh thành công trên đường cao tốc trong cuộc tập trận Exercise Torrent mới diễn ra hồi đầu tháng 11/2016.

Để thực hiện bài bay này, RSAF đã di rời mọi chướng ngại vật như 153 cột đèn, 58 biển báo và 12 trạm dừng xe buýt. Ngoài ra, họ còn phải triển khai một đài kiểm soát không lưu di động, đèn sân bay năng lượng mặt trời cùng lắp đặt loại đèn hiệu và biển chỉ dẫn cho máy bay.

Một hệ thống bắt máy bay giống hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên tàu sân bay cũng được lắp đặt nhằm giảm được đoạn đường cần thiết mà chiếc máy bay cần để hạ cánh.

Khẳng định ngôi đầu

RSAF bắt đầu mua sắm F-15 vào đầu năm 2005. Khi đó Singapore thông báo F-15E đã thắng thầu, biến thể xuất khẩu cho RSAF được chỉ định là F-15SG. Tiêm kích F-15SG có cấu hình tương tự F-15K của Hàn Quốc nhưng được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động radar AESA AN/APG-63 V3 đưa RSAF trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Á sau Nhật Bản và đầu tiên ở ĐNA sở hữu tiêm kích trang bị radar AESA.

Ngoài ra, F-15SG còn được trang bị 2 động cơ F110-GE-129 cung cấp lực đẩy có đốt sau 131kN cùng với hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại. Những chiếc F-15SG của RSAF được đánh giá là những chiếc F-15 hiện đại nhất khu vực châu Á.

Đặc biệt hơn cả, hợp đồng mua F-15SG còn đi kèm theo rất nhiều vũ khí khủng như tên lửa không đối không tầm trung AIM-120C AMRAAM, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X, bom thông minh GBU-38 JDAM, đặc biệt RSAF là quốc gia châu Á đầu tiên được Mỹ cho phép xuất khẩu đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW với tầm bắn vượt quá 130km.

Trực thăng tấn công Apache của Singapore.

Dù F-15SG là tiêm kích mạnh nhất của RSAF, tuy nhiên nòng cốt của lực lượng này lại là 74 chiếc tiêm kích F-16C/D trong đó có 22 chiếc F-16C block 52, 20 chiếc F-16D block 52. Những chiếc F-16 này được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, bổ sung hệ thống dẫn hướng quán tính mới. Mở rộng tính năng sử dụng vũ khí để trang bị tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm, bom thông minh JDAM, đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm JSOW.

Đặc biệt RSAF có 20 chiếc F-16D block 52 plus, máy bay được bổ sung thêm thùng chứa nhiên liệu hình tứ giác ở 2 bên cánh, trang bị radar AN/APG-68, radar này có khả năng phát hiện các mục tiêu đường không ở khoách cách 296km, radar này còn có khả năng lập bản đồ mặt đất với chế độ khẩu độ tổng hợp. Hệ thống điều áp mới cùng hệ thống mũ bay tích hợp, hệ thống ngụy trang kéo theo. Những chiếc F-16D này của RSAF rất giống với những chiếc F-16I của Israel và đây là những chiếc mạnh nhất trong gia đình F-16.

Ngoài hai loại chiến đấu cơ chủ lực kể trên, hiện nay trong biên chế của RSAF còn có lượng lớn chiến đấu cơ F-5E, A-4 Skyhawk. Dù là những tiêm kích thế hệ cũ nhưng do được bảo dưỡng và nâng cấp thường xuyên nên số máy bay vẫn có thể tác chiến tốt trong chiến tranh hiện đại.

RSAF là lực lượng đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không AWACS, 4 “mắt thần” E-2C Hawkeye đã được chuyển giao cho RSAF vào năm 1987. Đến năm 1991, RSAF lại được bổ sung thêm 5 chiếc Fokker-50, những chiếc máy bay này được trang bị tên lửa chống tàu AGM-84 Harpoon, mìn và ngư lôi. RSAF nghiễm nhiên trở thành lực lượng đầu tiên có khả năng tuần tra chống ngầm đường không.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/khong-quan-singapore-am-tham-khang-dinh-ngoi-dau-3323424/