Không quân Ấn Độ, sức mạnh hàng đầu Châu Á khiến Trung Quốc lo sợ (1)

Tuy Trung Quốc thường cho rằng sức mạnh của Bắc Kinh vượt trội Ấn Độ, song các nhà quan sát nhận định, không quân Ấn Độ không hề thua kém Trung Quốc, trong trang bị của họ có những loại tiêm kích hàng đầu thế giới.

 Sức mạnh của không quân Ấn Độ là điều khiến Trung Quốc không thể coi thường. Lực lượng này được trang bị vũ khí đến từ những nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Nga, Israel... Trình độ phi công Ấn Độ tương đối tốt, ngay cả phi công Mỹ cũng phải thán phục trong các buổi tập trận chung hai nước.

Sức mạnh của không quân Ấn Độ là điều khiến Trung Quốc không thể coi thường. Lực lượng này được trang bị vũ khí đến từ những nền công nghiệp quốc phòng hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Nga, Israel... Trình độ phi công Ấn Độ tương đối tốt, ngay cả phi công Mỹ cũng phải thán phục trong các buổi tập trận chung hai nước.

Trước khi những chiếc tiêm kích Rafale của Pháp vào biên chế thì Su-30MKI là chiến đấu cơ mạnh nhất hiện nay của Ấn Độ. Chiến đấu cơ Su-30MKI được phát triển dành riêng cho Ấn Độ mạnh hơn các đối thủ của Trung Quốc như: Su-30MKK, Su-30MK2, J-11B... Hiện nước này đang sở hữu khoảng 200 chiếc và trong tương lai sẽ nâng tổng số lên 272 chiếc.

Su-30MKI với thiết kế cánh mũi độc đáo, động cơ lực đẩy 2D, hệ thống điện tử mạnh mẽ kết hợp giữa công nghệ Nga, Pháp, Israel và Ấn Độ, cùng với việc tích hợp thành công tên lửa Brahmos khiến dòng tiêm kích này là mối lo ngại nhất cho Trung Quốc hiện nay.

Không quân Ấn Độ đang duy trì hai phi đội tiêm kích với 48 chiếc Mirage-2000. Đây một loại máy bay tiêm kích đa nhiệm do hãng Dassault Aviation của Pháp thiết kế và chế tạo.

Dòng máy bay cánh tam giác này được đánh giá là rất nhanh nhẹn đủ sức đối đầu với những chiếc Su-27 và J-11 (phiên bản sao chép từ Su-27) của Trung Quốc.

Với tốc độ bay Mach 2.2, tầm bay 1.450km, có thể mang theo 6,3 tấn vũ khí bao gồm pháo, tên lửa, rocket và bom.

Loại tiêm kích Ấn Độ mới nhận vào biên chế chính là những chiếc tiêm kích hạm MiG-29K được trang bị cho tàu sân bay INS Vikramaditya.

Tổng cộng Ấn Độ đã đặt mua 45 chiếc tiêm kích hạm này bao gồm 41 chiếc MiG-29K và 4 chiếc MiG-29KUB dành cho việc huấn luyện.

Đây vốn là dòng máy bay mạnh mẽ Nga dự tính dùng để thay thế Su-33, vì thế MiG-29K đủ sức đối đầu với những chiếc tiêm kích J-15 (dòng máy bay được sao chép từ T-10 nguyên bản của Su-33).

Ngoài ra Ấn Độ cũng đang có trong biên chế 79 chiếc MiG-29 phiên bản thông thường.

Chiếc MiG-29 SMT Ấn Độ với nét đặc trưng ''lưng gù" để có thể chở thêm 950 lít nhiên liệu cho tầm bay tăng lên.

MiG-29 sẽ đủ sức đối đầu với những chiếc J-10 đang là xương sống của không quân Trung Quốc.

Ấn Độ cũng còn khoảng 60 chiếc MiG-23, dòng máy bay vẫn được sử dụng hạn chế và phần lớn đang niêm cất, khi cần cùng với 230 chiếc MiG-21 Bis, chúng vẫn dư sức chống lại những chiếc tiêm kích J-7 (phiên bản MiG-21 do Trung Quốc sản xuất).

Dòng máy bay cường kích chủ đạo hiện nay của Ấn Độ chính là những chiếc MiG-27.

Khoảng hơn 150 chiếc đang hoạt động tích cực trong không quân Ấn Độ. Với khả năng mang 4 tấn vũ khí bao gồm pháo, bom và tên lửa đối đất, chúng được coi là đối trọng với những chiếc cường kích bom J-8 của Trung Quốc.

Ngoài ra Ấn Độ đang có khoảng 150 chiếc cường kích Jaguar của Anh và Pháp hợp tác sản xuất.

Jaguar có chiều dài 16,8m, sản cánh 8,6m, chiều cao 4,9m, trọng tải cất cánh tối đa 15,7 tấn. Trọng tải vũ khí lên tới 4,5 tấn bao gồm pháo, bom, rocket và các loại tên lửa.

Hình ảnh những chiếc cường kích Jaguar của không quân Ấn Độ đang thả bom trong một cuộc tập trận bắn đạn thật.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/khong-quan-an-do-suc-manh-hang-dau-chau-a-khien-trung-quoc-lo-so-1/735299.antd