Không phải ai cũng được xử lý báo chí Ông Ngô Huy Toàn

TT (Hà Nội) - Dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản vừa được đưa ra lấy ý kiến và nhận được không ít lo ngại về một số quy định siết hoạt động báo chí chặt hơn. Trong đó có quy định không viện dẫn nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí bị phạt từ 1-3 triệu đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông NGÔ HUY TOÀN - phó trưởng phòng thanh tra báo chí, xuất bản (Bộ Thông tin - truyền thông) - giải thích: “Thật ra vấn đề này đã được quy định cụ thể trong Luật báo chí cũng như quy chế xác định nguồn tin trên báo chí. Khi chúng tôi đưa quy định này vào thì còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng sâu xa chính là để bảo vệ các nhà báo. Theo tinh thần của quy định, không bắt buộc anh phải nói rõ nguồn tin, mà anh có thể đưa là “theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ”, và chịu trách nhiệm về nguồn tin đó”. * Thưa ông, việc tiếp tục hoạt động báo chí sau khi bị đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép, thu hồi thẻ nhà báo được dự thảo nghị định coi là hành vi vi phạm. Nhưng theo quy định pháp luật hiện nay, công dân vẫn có quyền hoạt động báo chí như viết báo và các cơ quan báo chí có quyền đăng phát tác phẩm của người không có thẻ nhà báo? - Chúng tôi sẽ chỉnh sửa quy định này cho chính xác hơn. Theo tôi, người bị rút thẻ vẫn được tham gia các hoạt động báo chí nếu hoạt động đó không đòi hỏi có thẻ nhà báo. * Về thẩm quyền xử phạt, dự thảo nghị định quy định từ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông, thanh tra chuyên ngành khác, rồi UBND các cấp, công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí - xuất bản. Phải chăng hầu như cơ quan nào cũng có thẩm quyền nêu trên? - Tôi khẳng định cách hiểu ai cũng có thể phạt báo chí là chưa chính xác. Bộ Thông tin - truyền thông là cơ quan trung ương được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước, còn ở địa phương chỉ có UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho sở thông tin - truyền thông. Đơn cử với những cơ quan báo chí hoạt động tại một địa phương nhất định, nếu đó là cơ quan báo chí trung ương hoặc cơ quan báo chí của địa phương khác hoạt động tại địa phương đó, bản thân sở thông tin - truyền thông sở tại không được xử lý mà phải có sự ủy quyền của Bộ Thông tin - truyền thông, nghĩa là rất chặt chẽ chứ không phải ai cũng được xử lý. Theo pháp luật chuyên ngành về báo chí, không có chuyện ai cũng xử lý được, đã có quy định rõ ràng thẩm quyền ai được xử lý cái gì. Không thể nào cảnh sát giao thông lại đi xử phạt báo chí. Các nhà báo tác nghiệp tại TP.HCM - Ảnh: T.T.D. * Có ý kiến cho rằng dự thảo quy định xử phạt các trường hợp đăng tin, bài không khách quan, gây ảnh hưởng xấu là đúng, nhưng thẩm định thế nào là “không khách quan, gây ảnh hưởng xấu” thì không dễ? - Quy định như vậy để phòng ngừa cũng như xử lý cơ quan báo chí đưa tin không khách quan, gây ảnh hưởng xấu. Ở đây cũng phải hiểu báo chí - xuất bản là lĩnh vực văn hóa, tư tưởng không phải lúc nào cũng có thể định lượng được một cách chi tiết. Việc “thông tin không khách quan” còn bị chi phối bởi nhiều quy phạm khác, như đạo đức nghề báo, trách nhiệm công dân... chứ không riêng dự thảo nghị định này. * Có vẻ ranh giới ở đây rất mờ nhạt, khó xác định thế nào là khách quan hoặc không khách quan, ví dụ đoàn giám sát của Quốc hội xác định có tình trạng tham nhũng, lãng phí ở một tập đoàn kinh tế nhà nước, báo chí đưa tin khách quan theo kết quả giám sát, nhưng tập đoàn đó lại cho rằng đưa tin như vậy “gây ảnh hưởng xấu” cho họ? - Trong những trường hợp cụ thể phải căn cứ vào quy định pháp luật. Nếu cần thiết, để xác định thông tin khách quan hay không, sẽ thành lập hội đồng để đánh giá, xác định một cách khách quan. * Vì sao dự thảo nghị định không quy định xử phạt những trường hợp không cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật, hoặc không thực hiện đúng quy chế người phát ngôn? - Chúng ta đã có Luật báo chí, Luật cán bộ công chức... Trường hợp vi phạm các quy định trong những đạo luật này cũng sẽ bị xử lý. Ví dụ anh được giao nhiệm vụ là người phát ngôn mà không cung cấp thông tin cho báo chí thì anh sẽ bị xử lý theo Luật cán bộ, công chức. * Vậy còn các trường hợp xúc phạm danh dự nhà báo, cản trở tác nghiệp báo chí, hủy hoại phương tiện hành nghề của phóng viên, theo dự thảo, chỉ bị xử phạt 3-5 triệu đồng. Như vậy là quá thấp? - Cá nhân tôi cũng thấy quy định như vậy hơi thấp. Chúng tôi sẽ xem xét, điều chỉnh, nâng mức phạt lên để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của hành vi cũng như để bảo vệ nhà báo. Ông Phạm Bích San (phó tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN): Khái niệm phải chính xác Trước hết, đề nghị cần làm rõ hơn nội hàm một số khái niệm trong dự thảo nghị định như “thông tin không khách quan về một sự việc, sự kiện, vấn đề gây ảnh hưởng xấu”. Trong quy định này có sự không rõ ràng về khái niệm “khách quan”. Thế nào là khách quan, thế nào là chủ quan trong thông tin báo chí, nên quy định rõ, đặc biệt áp dụng với hệ quả “gây ảnh hưởng xấu”. Tiếp đó cụm từ “ảnh hưởng xấu”, “xấu” là như thế nào? Ảnh hưởng tới ai? Giả sử nếu đối tượng phản ánh của báo chí là cán bộ có chức quyền tham nhũng thì lúc đó, mặc dù ảnh hưởng xấu tới cá nhân đó, tới cơ quan cá nhân đó làm việc nhưng lại đóng góp tích cực cho xã hội thì sao?! Việc xử phạt có còn phù hợp không? Vì thế khái niệm đòi hỏi phải chính xác, cụ thể, không được nêu chung chung. Thứ hai, dự thảo quy định quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm, điều này dễ dẫn tới sự chồng chéo, xuất hiện các góc nhìn, quan điểm khác nhau, do vậy khó tránh khỏi việc mỗi cơ quan sẽ viện dẫn và áp dụng xử phạt theo lợi ích của cơ quan họ. Theo tôi, nên có sự thống nhất về một mối cơ quan có thẩm quyền quyết định trong việc xử phạt. LÂM HOÀI ghi Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM): Chưa đảm bảo tính thống nhất Chúng tôi nhận thấy có nhiều quy định trong dự thảo chưa bảo đảm tính phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, dự thảo quy định xử phạt (3 triệu đồng) đối với hành vi “tiết lộ đời tư, thư riêng, ảnh cá nhân không được đồng ý” đã hạn chế quyền tác nghiệp thực tế của nhà báo (có quyền chụp ảnh khi bắt giữ bị can hoặc xét xử công khai tại phiên tòa). Trong Luật dân sự, có trường hợp pháp luật quy định cho phép khi việc đưa tin, hình ảnh đó “vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác” hoặc “được phép công bố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. Dự thảo quy định việc xử phạt đối với hành vi “không dẫn nguồn...” là chưa phù hợp với chính quy định tại điều 7 Luật báo chí. Điều 7 quy định: đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử..., báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND từ cấp tỉnh trở lên. ___________________________ Luật sư Lê Đình Phạt: Quy định chưa rõ ràng, sẽ tùy tiện khi áp dụng Quy định về xử phạt hoạt động báo chí sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo là bất hợp lý và chưa rõ ràng. Luật pháp không bắt buộc chỉ có nhà báo mới được viết bài trên báo chí. Cho nên, nếu nhà báo có vi phạm, bị thu hồi thẻ nhưng vẫn viết bài với tư cách cá nhân công dân bình thường mà bị xử phạt thì quả là vô lý trong khi nhiều bạn đọc, người dân khác vẫn có thể viết bài, cộng tác với các báo. Quy định về xử phạt đối với hành vi cản trở, xúc phạm nhà báo tác nghiệp và nhà báo có hành vi cản trở hoạt động hợp pháp của các cá nhân, cơ quan nhà nước cũng rất mơ hồ. Nhà báo có hành vi gì gọi là “cản trở” hoạt động của cơ quan nhà nước? Nhà báo tham dự cuộc họp, chụp ảnh như thế nào bị coi là “cản trở”? Nghị định chưa quy định rõ ràng sẽ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, các cơ quan thích thì cho nhà báo tác nghiệp, không thích thì cho rằng nhà báo làm cản trở hoạt động của cơ quan thì sao? C.MAI ghi Ông Phạm Bích San (phó tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN): Khái niệm phải chính xác Trước hết, đề nghị cần làm rõ hơn nội hàm một số khái niệm trong dự thảo nghị định như “thông tin không khách quan về một sự việc, sự kiện, vấn đề gây ảnh hưởng xấu”. Trong quy định này có sự không rõ ràng về khái niệm “khách quan”. Thế nào là khách quan, thế nào là chủ quan trong thông tin báo chí, nên quy định rõ, đặc biệt áp dụng với hệ quả “gây ảnh hưởng xấu”. Tiếp đó cụm từ “ảnh hưởng xấu”, “xấu” là như thế nào? Ảnh hưởng tới ai? Giả sử nếu đối tượng phản ánh của báo chí là cán bộ có chức quyền tham nhũng thì lúc đó, mặc dù ảnh hưởng xấu tới cá nhân đó, tới cơ quan cá nhân đó làm việc nhưng lại đóng góp tích cực cho xã hội thì sao?! Việc xử phạt có còn phù hợp không? Vì thế khái niệm đòi hỏi phải chính xác, cụ thể, không được nêu chung chung. Thứ hai, dự thảo quy định quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm, điều này dễ dẫn tới sự chồng chéo, xuất hiện các góc nhìn, quan điểm khác nhau, do vậy khó tránh khỏi việc mỗi cơ quan sẽ viện dẫn và áp dụng xử phạt theo lợi ích của cơ quan họ. Theo tôi, nên có sự thống nhất về một mối cơ quan có thẩm quyền quyết định trong việc xử phạt. LÂM HOÀI ghi Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM): Ông Phạm Bích San (phó tổng thư ký Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN): Trước hết, đề nghị cần làm rõ hơn nội hàm một số khái niệm trong dự thảo nghị định như “thông tin không khách quan về một sự việc, sự kiện, vấn đề gây ảnh hưởng xấu”. Trong quy định này có sự không rõ ràng về khái niệm “khách quan”. Thế nào là khách quan, thế nào là chủ quan trong thông tin báo chí, nên quy định rõ, đặc biệt áp dụng với hệ quả “gây ảnh hưởng xấu”. Tiếp đó cụm từ “ảnh hưởng xấu”, “xấu” là như thế nào? Ảnh hưởng tới ai? Giả sử nếu đối tượng phản ánh của báo chí là cán bộ có chức quyền tham nhũng thì lúc đó, mặc dù ảnh hưởng xấu tới cá nhân đó, tới cơ quan cá nhân đó làm việc nhưng lại đóng góp tích cực cho xã hội thì sao?! Việc xử phạt có còn phù hợp không? Vì thế khái niệm đòi hỏi phải chính xác, cụ thể, không được nêu chung chung. Thứ hai, dự thảo quy định quá nhiều cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm, điều này dễ dẫn tới sự chồng chéo, xuất hiện các góc nhìn, quan điểm khác nhau, do vậy khó tránh khỏi việc mỗi cơ quan sẽ viện dẫn và áp dụng xử phạt theo lợi ích của cơ quan họ. Theo tôi, nên có sự thống nhất về một mối cơ quan có thẩm quyền quyết định trong việc xử phạt. Chúng tôi nhận thấy có nhiều quy định trong dự thảo chưa bảo đảm tính phù hợp, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Chẳng hạn, dự thảo quy định xử phạt (3 triệu đồng) đối với hành vi “tiết lộ đời tư, thư riêng, ảnh cá nhân không được đồng ý” đã hạn chế quyền tác nghiệp thực tế của nhà báo (có quyền chụp ảnh khi bắt giữ bị can hoặc xét xử công khai tại phiên tòa). Trong Luật dân sự, có trường hợp pháp luật quy định cho phép khi việc đưa tin, hình ảnh đó “vì lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác” hoặc “được phép công bố theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền”. Dự thảo quy định việc xử phạt đối với hành vi “không dẫn nguồn...” là chưa phù hợp với chính quy định tại điều 7 Luật báo chí. Điều 7 quy định: đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử..., báo chí có quyền thông tin theo các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin. Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND từ cấp tỉnh trở lên. ___________________________ Luật sư Lê Đình Phạt: Quy định về xử phạt hoạt động báo chí sau khi bị thu hồi thẻ nhà báo là bất hợp lý và chưa rõ ràng. Luật pháp không bắt buộc chỉ có nhà báo mới được viết bài trên báo chí. Cho nên, nếu nhà báo có vi phạm, bị thu hồi thẻ nhưng vẫn viết bài với tư cách cá nhân công dân bình thường mà bị xử phạt thì quả là vô lý trong khi nhiều bạn đọc, người dân khác vẫn có thể viết bài, cộng tác với các báo. Quy định về xử phạt đối với hành vi cản trở, xúc phạm nhà báo tác nghiệp và nhà báo có hành vi cản trở hoạt động hợp pháp của các cá nhân, cơ quan nhà nước cũng rất mơ hồ. Nhà báo có hành vi gì gọi là “cản trở” hoạt động của cơ quan nhà nước? Nhà báo tham dự cuộc họp, chụp ảnh như thế nào bị coi là “cản trở”? Nghị định chưa quy định rõ ràng sẽ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, các cơ quan thích thì cho nhà báo tác nghiệp, không thích thì cho rằng nhà báo làm cản trở hoạt động của cơ quan thì sao?

Nguồn Tuổi Trẻ: http://tuoitre.com.vn/tianyon/index.aspx?articleid=341194&channelid=3