Không được tiếp tục khi gặp 7 điều này

(ĐTTD) Smartphone, Laptop… và Wi-FI công cộng, chúng ta thường dùng rất “xả láng” và gần như không có chút băn khoăn nào. Tuy nhiên, các chuyên gia của Kaspersky vừa đưa ra 7 cảnh báo đối với người tham gia trực tuyến.

Kaspersky đưa ra 3 lời cảnh báo mới

Kaspersky đưa ra cảnh báo với thiết bị Android đời cũ

Kaspersky cảnh báo về ransomware nguy hiểm lây lan qua ứng dụng Skype

1. Wi-Fi mở: Tất cả các Wi-Fi mở đều đặt bạn vào vòng nguy hiểm, tội phạm có thể sẽ tạo ra các kết nối và đặt tên chúng nghe có vẻ rất đáng tin cậy kiểu như “McDolands open Wi-Fi”. Hãy hạn chế sử dụng Wi-Fi công cộng, và khi cần sử dụng hãy tránh truy cập vào tất cả các trang yêu cầu đăng nhập và tuyệt đối không được giao dịch tài chính từ các mạng Wi-Fi này.

2. Tên thú cưng, ngày sinh nhật… đều là những cái tên vô cùng dễ đoán và hãy thay vào đó bằng hãy sử dụng Password Checker như công cụ để giúp bạn có được mật khẩu an toàn.

3. Việc sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, cho dù tài khoản đó đã có độ mạnh rất cao, cũng đặt bạn vào vòng nguy hiểm.

4. Chúng ta thường rất dễ dàng like, share các đường link “cơ hội trúng thưởng nếu bạn like và share…” trên mạng xã hội hay click ngay lập tức vào các đường link được gửi qua email… Hành động này vô hình chung bạn đã tự đặt mình vào vòng nguy hiểm.

5. Cách duy nhất để đảm bảo không có mã độc là hãy giữ mọi thông tin của bạn cho riêng bạn, đừng đưa thông tin đăng nhập cho người khác.

6. Một lần nữa việc check in khi đi du lịch, khi đi công tác vắng nhà… tiếp tục được đưa ra lời cảnh báo.

7. Trước khi đăng nhập bất cứ thứ gì lên Facebook, Twitter và LinkedIn hay bất cứ đâu bạn đăng về bản thân mình, hãy chắc rằng bạn không chia sẻ cho người lạ để họ biết bạn là ai.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của Kaspersky cũng cho biết, sau thông tin sửa lỗi phần mềm được Microsoft công bố vào ngày 11/10 vừa qua, Kaspersky Lab đã khái quát về lỗ hổng được FruityArmor sử dụng: zero-day CVE-2016-3393, giúp kẻ tấn công thực hiện cài mã độc vào máy nạn nhân từ xa. Đây là lỗ hổng thứ 4 được Kaspersky Lab phát hiện trong năm nay. Điểm bất thường chính là nền tảng tấn công của nó được viết trên PowerShell – một tiện ích dòng lệnh và ngôn ngữ lập trình của Windows. Sau khi khai thác lỗ hổng thành công, chúng sẽ chạy PowerShell với dòng lệnh Meterpreter được kết nối đến máy chủ C&C của mối đe dọa này và phần mềm độc hại đã sẵn sàng nhận lệnh và tải xuống những module phụ.

Bên cạnh hai lời cảnh báo được các chuyên gia của Kaspersky đưa ra trong tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng có một thông tin vui , đó là Kaspersky Lab và B2B International vừa thực hiện một nghiên cứu toàn cầu dựa trên cuộc khảo sát vơí4.385 giám đốc kinh doanh tại 25 quốc gia. Kết quả được công bố trong báo cáo “Vai trò của SaaS và Outsource CNTT trong bảo mật CNTT cho doanh nghiệp vừa nhỏ”. Kết quả nghiên cứu cho thấy 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ lo ngại về các xu hướng như lựa chọn cách thức BYOD khiến việc quản lý bảo mật trở nên khó khăn hơn, và 49% thừa nhận cảm thấy dễ bị tấn công bởi những sự cố làm ảnh hưởng đến dịch vụ đám mây từ bên thứ ba. Tuy nhiên, một nửa số các doanh nghiệp này (50%) không muốn bỏ ra ngân sách để thuê thêm nhân viên bảo mật CNTT. Và sự ra đời của Security as a Service (SaaS) chính là giải pháphoàn hảo. Với 40% doanh nghiệp tin tưởng bên thứ ba trong việc outsource hệ thống và quy trình CNTTđã cho thâyứu tiên bảo mật đám mây và outsource quy trình kinh doanh đãtốt hơn, đó lànhờ vào thành quả của việc tư vấn bảo mật (62%) và MSPs (59%).

ĐTTD

Nguồn ĐTTD: http://dientutieudung.vn/ca-fe/khong-duoc-tiep-tuc-khi-gap-7-dieu-nay/