Khốn khổ những phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Công-gô

Nhiều phụ nữ bị cưỡng hiếp ở Công-gô không chỉ chịu tổn thương về thể chất, tinh thần mà còn bị cộng đồng nơi họ sinh sống cô lập, ruồng bỏ.

Theo Al Jazeera, tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, những người phụ nữ bị cưỡng hiếp thường sẽ bị chồng và cộng đồng nơi họ sinh sống ruồng bỏ. Ảnh: Cô Maria Gnabajumba, 40 tuổi, một nạn nhân của vụ cưỡng hiếp tập thể. Trước đây, vì sợ bị phân biệt đối xử và chồng ruồng bỏ mà cô đã không dám kể chuyện này với bất cứ ai.

Theo Al Jazeera, tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, những người phụ nữ bị cưỡng hiếp thường sẽ bị chồng và cộng đồng nơi họ sinh sống ruồng bỏ. Ảnh: Cô Maria Gnabajumba, 40 tuổi, một nạn nhân của vụ cưỡng hiếp tập thể. Trước đây, vì sợ bị phân biệt đối xử và chồng ruồng bỏ mà cô đã không dám kể chuyện này với bất cứ ai.

Một “hợp tác xã” do AVIS, tổ chức phi chính phủ của Italy, thành lập vào năm 2011 đã cung cấp việc làm cho hàng chục phụ nữ “dễ bị tổn thương”, trong đó có nhiều người đã bị tấn công tình dục.

Bora Uzima Safari, 18 tuổi, đã phải rời bỏ nhà cửa trong một cuộc nổi loạn hồi năm 2012. Hồi tháng 4/2016, trên đường trở về nhà, cô đã bị hai người đàn ông cưỡng hiếp trên cánh đồng. Khi phát hiện mang thai, cô đã bị người yêu và bạn bè bỏ rơi. Ngày 27/1/2017, Bora hạ sinh một bé gái, đặt tên là Giselle.

Các em nhỏ đến từ trại mồ côi Tulizeni ở Goma tới hồ Kivu để lấy nước mỗi ngày. Được biết, trung tâm này đã tiếp nhận 74 bé gái và 200 phụ nữ bị lạm dụng tình dục trong ba năm qua.

Beatrice, 19 tuổi, đang sống cùng cậu con trai hai tuổi, Akilimali, tại trại mồ côi Tulizeni ở Goma. Cô từng bị cưỡng hiếp tại trại tị nạn Mugunga 3.

Hàng tháng, tổ chức AFAC (Hiệp hội những người phụ nữ Hồi giáo Công-gô) sẽ cung cấp đồ ăn miễn phí cho những người phụ nữ sống trong trại tị nạn cũng như hỗ trợ về mặt vật chất, tinh thần cho những phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc bỏ rơi.

Người phụ nữ bán hàng giữa trời mưa gió ở Panzi.

Người phụ nữ gào khóc sau cái chết của con trai trong một tai nạn ở Bukavu.

Elizabeth, 11 tuổi, là nạn nhân của vụ cưỡng hiếp ở làng Kavumo. Được biết, bệnh viện Panzi đã hỗ trợ y tế và điều trị tâm lý cho Elizabeth để giúp cô bé tái hòa nhập cộng đồng.

Một góc trong thành phố Bukavu. Hiện nay, Cộng hòa Dân chủ Công-gô đang trải qua sự bất ổn lớn về chính trị cũng như tình trạng bạo lực.

Các nữ y tá thực tập tại bệnh viện Panzi, Bukavu. Được biết, bệnh viện này đã trở thành một trung tâm đóng vai trò quan trọng đối với những phụ nữ bị lạm dụng tình dục,…

Nhóm phụ nữ này đang chuẩn bị mang những bao tải than đá nặng khoảng 60 kg, đi bộ nhiều cây số từ rừng rậm tới những ngôi làng gần nhất. Mặc dù công việc nặng nhọc như vậy, họ chỉ kiếm được khoảng 2 USD một ngày. (Nguồn ảnh: AJ)

Thiên An (Theo Al Jazeera)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/khon-kho-nhung-phu-nu-bi-cuong-hiep-o-cong-go-890713.html