Khi "chuột" là chuột không dây

PNO - Chuột không dây được coi là hiện đại hơn so với chuột có dây ở chỗ tiết kiệm dây dẫn, tốc độ xử lý nhanh, thậm chí chuột bluetooth còn có độ nhạy cao, băng thông rộng. Tuy nhiên, chuột không dây sử dụng pin và phụ thuộc cảm biến nên đôi khi vẫn bị nhiễu sóng và hết pin. Vì vậy, nên hay không khi bỏ ra vài trăm ngàn đồng để tậu nó ?

Thực ra, việc chọn chuột cho máy tính còn phụ thuộc vào máy của bạn và nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nếu bạn là người hay đi lại nhiều và xài laptop thì chuột không dây là lựa chọn số 1 bởi tính thời trang và tiện dụng. Tuy nhiên nếu bạn cần một “con trỏ” chính xác, tỉ mỉ để chơi game, vẽ đồ họa thì lại nên dùng chuột có dây. Còn nếu bạn vẫn còn phân vân thì hãy xem những ưu và khuyết của nó ngay sau đây để từ chối hoặc lựa chọn nó. - Ưu điểm: Ưu điểm dễ thấy nhất của chuột không dây là tiện nghi trong sử dụng (tiết kiệm dây dẫn, không vướng víu, có thể di chuyển) và tầm sử dụng xa hơn. Ngoài ra, các loại chuột không dây thế hệ mới thường có độ phân giải cao hơn, thao tác truy cập nhanh hơn, tốc độ cuộn dòng nhanh và có nhiều thiết kế sành điệu hơn. Chuột Bluetooth còn có độ nhạy cao và băng thông rộng rãi, có thể sử dụng trong khoảng 6-8m. Hơn thế, hub của Bluetooth đi kèm chuột còn có chức năng kết nối thêm nhiều thiết bị khác như điện thoại di động, PDA, máy in, tai nghe,... vào máy tính. - Nhược điểm: Có thể kể ra một số nhược điểm nổi bật của chuột không dây như sau: • Giá thành cao hơn hẳn, không dưới 200.000 đồng trong khi chỉ với 50.000 đồng đã có thể mua chuột quang. • Tốn pin vì phải dùng pin (thường là 2 pin AA cho desktop hoặc 2 pin AAA cho laptop). Thời gian sử dụng pin có hạn (vài tháng). Nếu bạn dùng pin sạc thì lại tốn điện. • Nặng hơn so với chuột có dây và phải sạc pin. • Bị nhiễu sóng nếu có vật chắn ngang (đối với chuột kết nối bằng sóng Radio). • Khó đoán lượng pin còn lại, cho nên rất dễ nổi nóng khi đang cần xài thì chuột bỗng lăn ra "xỉu". • Không có dây nên rất dễ bị ném vào tường trong những lúc bực mình và thiếu kiềm chế (như đang xài mà hết pin chẳng hạn). Trường hợp này khá thường, mà chuột đã quăng đi là coi như "chết". Sau đây là giá một số loại thông dụng trên thị trường GENIUSWirelessErgo725 Giá tham khảo : 584.000 VND ZadezM360 Giá tham khảo: 381.000 VNĐ TARGUS AMW25US Giá tham khảo: 641.000 VNĐ Logitech Cordless Mini Optical Giá tham khảo: 495.000 VNĐ Logitech V550 Nano Cordless Laser Giá tham khảo: 1.135.000 VNĐ Sony VGP-BMS55/B (W,R,P) Giá tham khảo: 1.290.000 VNĐ Genius Wireless Mini Navigator Giá tham khảo: 346.000 A4 Tech G7630 Giá tham khảo: 403.000 VNĐ Zadez M3680 Giá tham khảo: 445.000 VNĐ Logitech V220 Giá tham khảo: 641.000 VNĐ Sony VGP-BMS33/B Giá tham khảo: 1.390.000 VNĐ Genius Ergo 725 Giá tham khảo: 580.000 VNĐ Hana

Nguồn Phụ Nữ TP.HCM: http://www.phunuonline.com.vn/muasam/2009/Pages/Khi-chuot-la-chuot-khong-day.aspx