Khi báo chí đi vào tâm hồn con trẻ

Tháng 6 báo hiệu hè về! Tháng 6 xen lẫn biết bao nhiêu cảm xúc của trẻ thơ, học sinh, sinh viên. Đó là thời điểm các em chia tay mái trường, bước vào kỳ nghỉ hè sau một năm hăng say học tập, cũng có thể là lúc chia tay mái trường mến thương. Nhắc đến tháng 6, ta còn biết được hai ngày đáng nhớ: Ngày Quốc tế thiếu nhi (1/6) và ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).

Ở những nước phương Tây, ngày Quốc tế thiếu nhi hầu như không được lưu tâm vì ở nước họ, thanh niên được quan tâm thông qua chính sách giáo dục, một chính sách có mục têu hướng đến sự tự tập cho con trẻ, phát huy nhân cách, tính tự lập, bình đẳng trước người lớn.

Bạn có thể thấy khá rõ chính sách này thông qua chương trình học của con từ mẫu giáo đến các năm trung học, trong đó môn văn được nhà trường lẫn phụ huynh đặc biệt lưu ý do tác động rất lớn lên nhân cách đứa trẻ. Chương trình học văn ở đây không có cái gọi là văn mẫu, văn công thức mà kết quả là vô vàn sản phẩm “văn chương” xơ cứng, ngây ngô theo kiểu “Cô giáo em duyên dáng lắm. Mái tóc cô dài, khuôn mặt trái xoan. Đặc biệt cô có hàm răng trắng thẳng tắp như bờ ruộng”, “Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái”,...

Ảnh minh họa

Từ cách giáo dục không chú tâm khoa học xã hội, không phát huy tính suy nghĩ độc lập nên phần lớn du học sinh Việt Nam sang Pháp đều hụt hẫng với các môn liên quan triết lý, xã hội, nhân văn; dù rất giỏi khoa học tự nhiên. Cách giáo dục của Tây, ngược lại, khiến trẻ con phát triển cân đối và dạn dĩ, thí dụ chương trình lớp 9 bắt buộc các em phải đi thực tập một tuần trong các doanh nghiệp. Một tuần dĩ nhiên chỉ xớ rớ nhưng mục tiêu là để đứa trẻ làm quen kỷ luật lao động, quen cái thế giới tập thể tương lai sẽ bước vào.

Hay hình thức phỏng vấn của môn văn lớp 8 mà mục tiêu là tập cho đứa trẻ biết ghi nhận, giao tiếp. Đề cho phỏng vấn bất kỳ ai, có thể thực hiện riêng hoặc nhóm. Và thay vì chọn thân nhân con trẻ có thể cùng đứa bạn thân quyết định phỏng vấn... cô giáo toán! Hỏi sao dám điều tra cô giáo, hai “nhà báo” nói muốn biết suy nghĩ của giáo viên.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là người đứng đầu của nước Việt Nam, mà người còn là một nhà báo lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của báo chí nước ngoài. Theo tư tưởng của Người, đạo đức của nhà báo phải được thể hiện thông qua những tác phẩm báo chí của mình. Đó phải là những tác phẩm có hình thức đẹp, nội dung phong phú, giá trị chân thật. Mà để làm được điều đó theo Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà báo phải trả lời được những câu hỏi: Tác phẩm của của mình viết ra để cho ai xem? Tác phẩm viết để làm gì? Tác phẩm viết cái gì? Tác phẩm viết như thế nào?

Không chỉ quan tâm tới đông đảo quần chúng nhân dân, Người còn đặc biệt dành tình cảm cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy vai trò tuyên truyền quan trong của báo chí và đã sử dụng sức mạnh tuyên truyền đó để nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ những em nhỏ có thành tích trong học tập, trong sản xuất, trong cuộc sống.

Báo chí theo Bác cần phải phát hiện những gương điển hình và trẻ em cũng là những đối tượng cần phải được khen ngợi, khích lệ khi các em có những hành động tốt trong cuộc sống. Trẻ em cũng cần được tạo điều kiện để tham gia phản ánh về những vấn đề liên quan tới cuộc sống của các em.

Không chỉ những tờ báo phục vụ trẻ em mà nhiều báo như Thanh niên, Tuổi trẻ, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn giải phóng… có những chuyên mục, chuyên trang dành cho đối tượng trẻ em như “Mẹ kể con nghe”, “Suy nghĩ của con”… Đây là những “mảnh đất màu mỡ” để cho trẻ em có thể tham gia viết bài phản ánh, chia sẻ suy nghĩ của các em về mọi mặt của cuộc sống xung quanh.

Việc các đơn vị báo chí tạo điều kiện cho trẻ em tham gia viết báo, đăng bài của các em trên chuyên trang, chuyên mục của báo mình không chỉ góp phần thực hiện quyền tham gia của trẻ em mà còn đảm bảo quyền trẻ em được tôn trọng ý kiến, được lắng nghe.
Báo chí với vai trò là công cụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, nếu tích cực tham gia bảo vệ quyền của trẻ em thì sẽ định hướng xã hội có được nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của toàn xã hội đối với thực thi quyền trẻ em trong cuộc sống.

Tháng 6 không phải tháng nhà giáo, nhưng như những ngày qua báo chí thông tin, cả nước có quá nhiều xáo trộn liên quan đến số phận giáo chức. Tháng 6 không phải tháng nhà giáo, nhưng báo chí không thể làm ngơ trước những bất minh đang diễn ra vô cảm trong ngành giáo dục, mà nạn nhân sâu xa rốt cuộc chính là thế hệ trẻ.

Mai An (t/h)

Nguồn ANTT: http://antt.vn/khi-bao-chi-di-vao-tam-hon-con-tre-0128881.html