Khám phá những đặc tính 'siêu độc' của cói Nga Sơn

Cói Nga Sơn nổi tiếng là sợi nhỏ, dai, óng mượt mà không có nơi nào có được, loại cói chuyên dùng để dệt nên những tấm chiếu vừa đẹp vừa bền.

Cói Nga Sơn là cây thảo nhiều năm, sống ở vùng nước lợ ven biển, thân khí sinh mọc thành cụm với thân ngầm cứng, mập, bò lan trong đất thường gọi là củ. Thân ngầm có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, vò bên ngoài màu xanh, thịt bên trong màu trắng.

Cánh đồng cói Nga Sơn. Ảnh: Ngason.

Thân khí sinh mọc từ thân ngầm, thường gồm 5-6 thân mọc đứng, cứng, 3 cạnh lõm, màu xanh bóng, tiết diện ngang hình tam giác hay hơi tròn, cao trung bình 1,5 m; có cây đạt tới 1,7 đến 2,0 m; đường kính 12-15 mm, thường chỉ mang lá ở gốc. Lá mọc thành 3 dãy, dạng lá cỏ. Các lá ở gốc thường tiêu giảm thành các bẹ hay vây, bao phủ thân ngầm và gốc thân khí sinh.

Theo Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Nga Sơn của Việt Nam thì cói Nga Sơn có tính chất đặc thù như sau:

Thân cói tươi có màu xanh mướt, bóng mượt; sau khi thu hoạch sợi cói có màu trắng, đẹp, dai và bền.

Sản phẩm từ sợi cói bóng đẹp, sợi nhỏ và đều.

Độ bền, dẻo, dai: 20,4-27,6 kg lực/mm.

Chiều dài cây cói: > 1,45 m.

Theo dòng sự kiện: SẢN VẬT CỦA THANH HÓA

Những đặc tính cảm quan và cơ lý của cói Nga Sơn

Các công đoạn sản xuất quế Thường Xuân

Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng tới chất lượng bưởi Luận Văn

Phương Thảo - Hương Trang (Cục Sở hữu trí tuệ)

Nguồn KH&PT: http://khoahocphattrien.vn/dia-phuong/kham-pha-nhung-dac-tinh-sieu-doc-cua-coi-nga-son/20170502094039957p1c937.htm