Khám phá dàn vũ khí phòng không của lính dù Nga

Với yêu cầu tác chiến cơ động, lực lượng lính dù Nga được trang bị các loại vũ khí phòng không gọn nhẹ có tầm bắn ngắn nhưng đầu uy lực.

Theo Arms-Expo, lực lượng Đổ bộ Đường không Nga (VDV) đóng ở vùng Krasnodar miền nam nước này vừa có đợt diễn tập phòng không quy mô lớn (có bắn đạn thật) nhằm kiểm tra khả năng chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị này.

Nhằm đáp nhưng yêu cầu tác chiến cơ động của VDV lực lượng này hầu như đều được trang bị các loại vũ khí phòng không tầm ngắn như tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla, tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm ngắn 9K35 Strela-10 hay pháo phòng không ZU-23-2.

Các loại vũ khí này có tầm bắn hiệu quả khá hạn chế từ 2.000m cho đến 5.000m, tuy nhiên lại có khả năng trấn áp các mối đe dọa từ trên không như trực thăng vũ trang hay mục tiêu bay tầm thấp.

Trong ảnh là một tổ hợp tên lửa phòng không 9K35 Strela-10 của VDV nhưng chỉ có một ống phóng tên lửa dùng cho nhiệm vụ huấn luyện bắn đạn thật.

Mỗi tổ hợp 9K35 Strela-10 được trang bị 4 ống phóng tên lửa đất đối không 9M333 hoặc 9M37MD với tầm bắn hiệu quả từ 4-5km.

Đạn tên lửa của Strela-10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – ảnh trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra).

Còn hệ thống radar 9S86 "SNAP SHOT" được tích hợp sẵn trên Strela-10 có tầm hoạt động từ 450 đến 10.000m.

Với khung gầm xe bọc thép đa năng MT-LB, Strela-10 chỉ cần 3 binh sĩ để vận hành với một lái xe, một xạ thủ và một chỉ huy kíp chiến đấu. Do đó khả năng cơ động của Strela-10 khá cao nó có thể nhanh chóng triển khai và rút đi ngay sau đó. Cận cảnh Strela-10 khai hỏa với tên lửa 9M37M.

Phút giây thư giãn của lính dù Nga với chú chó trong đơn vị.

Thay vì lựa chọn các địa điểm cố định để triển khai tên lửa 9K38 Igla thì lính dù Nga lại sử dụng xe bọc thép đổ bộ đường không BTR-D nhằm tăng khả năng cơ động, bên cạnh đó nó cũng có thể mang theo nhiều tên lửa hơn.

Một chiếc BTR-D có thể chở theo tối đa 10 binh sĩ cùng kíp chiếu đấu 3 người, giống như các dòng BMD xe BTR-D cũng có thể được triển khai từ các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn cùng lực lượng lính dù Nga.

BTR-D cũng có thể xem là mẫu xe bọc thép đa năng MT-LB dành riêng cho VDV khi nó có khả năng được tích hợp với nhiều loại vũ khí khác nhau từ tên lửa chống tăng cho đến pháo phòng không tự động.

Ngay cả với kíp chiến đấu đầy đủ BTR-D chỉ nặng tối đa 8.5 tấn với tầm hoạt động hiệu quả 500km và nó còn có cả khả năng lội nước. Trang bị vũ khí của nó chỉ các mẫu súng bộ binh hạng nhẹ.

Đội hình pháo phòng không ZU-23-2 23mm của VDV huấn luyện bắn đạn thật tại Krasnodar.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/vu-khi/kham-pha-dan-vu-khi-phong-khong-cua-linh-du-nga-766393.html