Kabul- thành phố của hy vọng và sợ hãi

Kabul, thành phố cổ và là thủ đô của Afghanistan, đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Là trung tâm của các cuộc tranh giành quyền lực trong suốt chiều dài lịch sử, Kabul được đánh giá cao bởi tầm quan trọng địa chiến lược.

Kabul, thành phố cổ và là thủ đô của Afghanistan, đã chứng kiến nhiều thăng trầm. Là trung tâm của các cuộc tranh giành quyền lực trong suốt chiều dài lịch sử, Kabul được đánh giá cao bởi tầm quan trọng địa chiến lược.

Giai đoạn 1930-1970 là thời kỳ vàng son, khi Kabul trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Rạp chiếu phim luôn kín người, các công viên, trường đại học, và những nơi dã ngoại luôn sống động. Vào lúc đó, Kabul là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới, với không khí trong lành.

Nội chiến bùng nổ vào năm 1990, các nhóm thánh chiến bắt đầu giao tranh. Thành phố lọt vào tay các nhóm phiến quân khác nhau và phải chứng kiến nhiều tội ác khủng khiếp. Quá sợ hãi, nhiều người dân Kabul bán tài sản và rời khỏi thành phố, di cư đến Pakistan và Iran, thậm chí đến Châu Âu hay Mỹ.

Cung điện Amanullah Khan ở kabul bị phá hủy nặng nề trong chiến tranh. Ảnh: Diplomat

Cung điện Amanullah Khan ở kabul bị phá hủy nặng nề trong chiến tranh. Ảnh: Diplomat

Năm 1996, thành phố bị Taliban cai trị theo các quy tắc nghiêm ngặt của Hồi giáo. Âm nhạc, truyền hình và giáo dục cho trẻ em gái bị cấm. Trong thời gian đó, Kabul không chỉ bị cô lập với thế giới mà còn trở thành một thành phố ma. Kể từ sau sự sụp đổ của Taliban vào năm 2001, thành phố đồng thời khoát lên hai bộ mặt: thành phố của niềm hy vọng, song cũng là nỗi sợ hãi và kinh hoàng.

Taliban công bố đoạn băng giam giữ con tin

Taliban ngày 12-1 công bố đoạn băng cho thấy 2 con tin người Mỹ và Australia bị bắt cóc tại Kabul hồi tháng 8-2016.

Theo AFP, các tay súng mặc đồng phục cảnh sát bắt cóc hai giáo sư Kevin King và Timothy Weekes bên ngoài trường Đại học Mỹ tại Afghanistan ở trung tâm thủ đô kabul hôm 7-8-2016. Đoạn băng 13 phút 35 giây do phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid công bố là bằng chứng đầu tiên cho thấy họ vẫn còn sống. Trong đoạn băng, họ chuyển thông điệp của những kẻ bắt cóc, yêu cầu Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trao đổi tù nhân để đổi lấy tự do cho họ. Đoạn băng được công bố sau khi Lực lượng đặc nhiệm Mỹ hồi tháng 8 bí mật đột kích giải cứu họ, song thất bại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết không thể xác nhận tính xác thực của đoạn băng. Australia tuyên bố đã phối hợp với chính phủ các nước đảm bảo việc giải cứu con tin.

Bảo Ngân

Con tin Timothy Weekes xuất hiện trong đoạn băng. Ảnh: AFP

Năm 2016, Kabul chứng kiến rất nhiều vụ tấn công bạo lực khiến hàng trăm người thiệt mạng. Trẻ em, người lớn, phụ nữ - tất cả đều có thể là nạn nhân - và không có nơi nào, từ nhà thờ Hồi giáo, trường học, trường đại học… là an toàn. Các vụ bắt cóc, cướp tài sản và trộm cắp phổ biến trong thành phố. Tỷ lệ thất nghiệp cao buộc nhiều người Kabul phải di cư đến Châu Âu để tìm một cuộc sống tốt hơn. Ngoài ra, dân số tăng nhanh, hiện thành phố có hơn 3 triệu người.

Cùng với ô nhiễm không khí, hệ thống xử lý nước thải xuống cấp cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm nước. Tiếp cận nước sạch gặp khó khăn, thậm chí có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng. Vào mùa đông, mất điện thường xuyên, không khí ô nhiễm khi mọi người đốt củi và than để sưởi ấm. Giao thông tắc nghẽn. Trang thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe buộc người dân phải đến Ấn Độ hoặc Pakistan để chữa trị. Số thanh niên nghiện ma túy ngày càng tăng, song nhà nước không thể giải quyết bởi quyền lực của các băng đảng ma túy quá mạnh.

Tất cả các vấn đề trên tạo nên bộ mặt khủng khiếp của Kabul khiến mọi người không thấy được mặt sáng của thành phố, với đầy hy vọng và hạnh phúc. Vào buổi sáng, như bất kỳ thành phố khác, các bé trai, bé gái trường và người lớn đi làm. Vào ngày cuối tuần, giới trẻ chơi bóng đá và cricket, các câu lạc bộ bowling và hồ bơi đầy thanh thiếu niên… Các nhà hàng mới, trung tâm mua sắm, giải trí được mở trên khắp Kabul.

Nhân quyền được cải thiện. Phụ nữ được tự do nghiên cứu, làm việc, và cạnh tranh với nam giới trong tất cả các lĩnh vực. Mọi người được tự do ngôn luận, truyền hình, phát thanh và báo chí hoạt động sôi động. Ngày càng có nhiều sinh viên Afghanistan ra nước ngoài học tập. Giao thông vận tải, y tế, giáo dục, viễn thông được đầu tư đáng kể trong suốt thập kỷ qua.

Kabul đang phải đối mặt với những thách thức: bất an, ô nhiễm, ùn tắc, tham nhũng, quản lý kém, và các vấn đề pháp luật và trật tự. Nhưng chính quyền, với sự giúp đỡ của người dân, có thể vượt qua các vấn đề này. Người dân Kabul không sợ hãi và họ đang tận hưởng cuộc sống. Họ đang háo hức và quyết tâm đưa thành phố trở lại thời kỳ vàng son.

An Bình (Theo Diplomat)

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/122_160630_kabul-thanh-pho-cua-hy-vong-va-so-hai.aspx