IoT sẽ an toàn với nền tảng mạng nhờ Cisco

Cisco đang thực hiện các quá trình cơ bản để đưa những thiết bị IoT (Internet of thing) vào sử dụng trực tuyến, hứa hẹn việc sử dụng các thiết bị này trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho các doanh nghiệp có thể triển khai hàng triệu thiết bị kết nối với nhau.

Rowan Trollope, Phó Chủ tịch kiêm giám đốc mảng IoT và ứng dụng của Cisco cho biết: “Dựa vào vị trí dẫn đầu của mình về giao thức liên mạng (IP-Internet Protocol), Cisco có thể làm được những điều mà các hãng khác không thể như thay đổi mạng mà không thay đổi thiết kế đối với các thiết bị IoT, mở đường cho việc gia tăng số lượng các thiết bị IoT có thể sử dụng và kết nối”.

Trọng tâm của sáng kiến đầy tham vọng của Cisco chính là vấn đề an ninh, một chủ đề nổi bật trong suốt hội nghị với đối tác của hãng ở San Francisco, nơi mà hãng công bố kế hoạch của mình (ngày 1-11). Sở dĩ chủ đề này đang rất được quan tâm và cạnh tranh từ các hãng khác, vì lợi nhuận từ việc phát triển các thiết bị IoT và an ninh của nó rất lớn. Chỉ mới tuần trước, hãng thiết kế chíp ARM đã đưa ra dịch vụ đám mây Mbed của mình và cho biết nó được trang bị tốt nhất để ngăn chặn nguy cơ từ các thiết bị IoT, bởi hầu hết các thiết bị này đều sử dụng chip ARM.

Trong năm 2017, Cisco sẽ khởi động một chương trình để xác thực các thiết bị IoT tương thích với phần mềm cơ sở mạng của mình. Một điều khác là phần mềm có thể tự động thiết lập một danh sách sạch “white list”, cho phép các thiết bị đầu cuối an toàn thay vì phải đi tìm và ngăn chặn nó được hay không được hoạt động. Bản thân thiết bị sẽ tự đóng vai trò liên lạc với hệ thống mạng, cho phép hệ thống mạng được hoặc không được làm những gì, thí dụ như chỉ kết nối máy chủ gia đình với những dịch vụ cung cấp... Cách tiếp cận này có thể ngăn ngừa những sự kiện tấn công khủng khiếp như các vụ việc tham gia tấn công từ các máy quay kỹ thuật số bị nhiễm mã độc Mirai vừa qua.

Theo Trollope, các quản trị viên sẽ không phải làm những việc nằm ngoài quản lý an ninh như tự động hóa việc cấu hình mạng từ các thiết bị IoT, bởi sẽ không đủ nhân lực để làm việc này nếu như chúng ta nhìn vào quy mô của các thiết bị hiện nay. Để làm tốt được việc này, Cisco sử dụng khả năng từ Jasper Technologies (một công ty kết nối IoT mà hãng mua lại từ tháng hai), các kế hoạch chi tiết của Cisco dựa trên DNA (Digital Network Architecture) nhằm mục đích tự động và ảo hóa. Trollope hy vọng rằng một số khả năng mà hãng có thể làm sẽ trở thành chuẩn hóa.

Sẽ phải mất một thời gian để các thiết bị sẵn sàng đáp ứng như Cisco mong muốn, một phần trong đó phụ thuộc vào các nhà sản xuất chip vì sẽ bớt đi một lượng công việc rất lớn nếu tự xây dựng được công nghệ của riêng mình.

Nguồn Nhân Dân: http://www.nhandan.com.vn/congnghe/bao-mat/item/31169002-iot-se-an-toan-voi-nen-tang-mang-nho-cisco.html