Huyện Định Hóa, Thái Nguyên với việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Cơ sở chế biến gỗ của gia đình ông Đỗ Văn Tiến, Thị trấn Chợ Chu, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động địa phương

Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, trong năm vừa qua, Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều nỗ lực trong công tác đào tạo, hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Toàn huyện đã giải quyết việc làm (GQVL) cho 1.735 lao động, đạt 108,4% kế hoạch, tăng 6,9% so với năm 2008. Ông Lê Văn Cường, Trưởng phòng Lao động - Thương binh - Xã hội huyện cho biết: Hàng năm, UBND huyện đều giao chỉ tiêu GQVL cụ thể cho từng xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện. Ngoài ra, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành cũng được quan tâm, chú trọng, UBND huyện đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo và GQVL của huyện (năm 2006), BCĐ liên tục được kiện toàn khi có sự thay đổi nhân sự ở các phòng, ban chuyên môn có liên quan. Đồng thời, UBND huyện cũng ban hành nhiều lĩnh vực GQVL để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn thực văn bản liên quan đến hiện tốt nhiệm vụ công tác. Với công tác đào tạo và giới thiệu việc làm, trong năm 2009, Trung tâm Dạy nghề của huyện đã phối kết hợp với Trạm Khuyến nông, Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên, Hội Nông dân và UBND của 9 xã, thị trấn mở đ­ược 10 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y (thời gian 1 khóa học là 3 tháng) với 280 học viên theo học; 01 lớp may mặc do Hội Phụ nữ tỉnh kết hợp với Hội Phụ nữ xã Điềm Mặc mở với 30 phụ nữ theo học và 2 lớp dạy nghề sửa chữa máy công cụ nông nghiệp cho 120 thanh niên dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, với 1.857 triệu đồng từ nguồn vốn 120- GQVL của tỉnh giao cho huyện, các cơ quan chuyên môn huyện đã tổ chức triển khai thẩm định và tham mưu cho UBND huyện ra quyết định cho 43 chủ dự án được vay vốn GQVL với tổng số tiền đề nghị phê duyệt là 1.216 triệu đồng, UBND đã tỉnh phê duyệt 1 dự án tại xã Bảo Cường với số tiền là 150 triệu đồng. Các dự án vay vốn này đã góp phần giải quyết cho 149 lao động của huyện có việc làm thường xuyên. Từ Quỹ xóa đói giảm nghèo Việt- Đức, đã có 91 gia đình của 5 xã là Đồng Thịnh, Sơn Phú, Kim Sơn, Bảo Cường và Bảo Linh tham gia vay vốn với số tiền là 575 triệu đồng, nguồn quỹ này đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực, tạo thêm nhiều việc làm cho nhân dân các xã có dự án. Trong sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, huyện đã đẩy mạnh phát triển các xí nghiệp sản xuất công nghiệp như chế biến giấy gỗ và chè và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu tại chỗ như vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi, chế biến thực phẩm…nhằm tạo thêm việc làm cho lao động địa phương. Từ những nỗ lực trên, trong năm 2009, toàn huyện đã GQVL cho 1.735 lao động, đạt 108,4% kế hoạch, tăng 6,9% so với năm 2008. Trong đó, GQVL tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong tỉnh là 522 lao động (đạt 195,5% kế hoạch). GQVL tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh là 867 lao động và 85 lạo động xuất khẩu. Giải quyết và tạo thêm việc làm từ các dự án vay vốn 120- GQVL, Dự án 135, các chương trình vay vốn xóa nhà dột nát là 149 lao động… Trong công tác giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, các đề án phát triển nông- lâm nghiệp và các mô hình trình diễn của huyện tiếp tục được triển khai tốt. Công tác tập huấn và chuyển giao khoa học- kỹ thuật nông nghiệp được thực hiện thường xuyên. Trong năm huyện đã tổ chức được 145 lớp tập huấn cho 6.200 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ về vay vốn và thủ tục hành chính nhằm giải quyết tình trạng thiếu việc làm. Đầu tư và phát triển các ngành nghề phụ trên địa bàn, hình thành các ngành nghề và vùng nghề thế mạnh như: Sản xuất mành cọ; làm gạnh thủ công ở Bảo Cường, Trung Lương, Bình Yên; dịch vụ buôn bán ở Chợ Chu, Trung Hội; khai thác cát sỏi, vật liệu xây dựng…Nhờ vậy, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động thực tế ở nông thôn trên địa bàn huyện đã đạt xấp xỉ 80%, huyện phấn đầu tỷ lệ này sẽ đạt 82% trong năm 2010. Những Kết quả tích cực trong công tác GQVL đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện trong năm qua: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12%; thu nhập bình quân trên đầu người đạt 9.86 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 23.2% (giảm 5,4% so với năm 2008)...

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=386106&co_id=30361