Hơn 200 triệu USD vốn từ châu Âu chờ giải ngân vào TTCK Việt Nam

Ngày 11/11/2016, quỹ SSIAM UCITS – Vietnam Value Income and Growth Fund, đã được đăng ký thành lập tại Luxembourg với quy mô tối đa 200 triệu USD đã chính thức hoạt động.

Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD), trong một năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện qua việc mã giao dịch cấp cho nhà đầu tư tăng nhanh chóng. Tính riêng trong một năm qua, VSD đã cấp 1.482 mã cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài, trong đó, tương đương trung bình trong một ngày, Việt Nam đón thêm khoảng 4 nhà đầu tư mới từ bên ngoài lãnh thổ. Bên cạnh đó, 9 tháng đầu năm 2016, giá trị giao dịch trung bình tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, nơi các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu giao dịch tăng 30% so với cùng kỳ, trong đó giao dịch khối ngoại tăng tới 46%.

Trong số này, những nhà đầu tư châu Âu - một thị trường vốn rộng lớn và lâu đời trên thế giới dành sự quan tâm đặc biệt đến cổ phiếu và doanh nghiệp Việt Nam.

Quilvest Wealth Management, một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại 4 nước châu Âu sau chuyên đi thăm một số công ty ở Việt Nam trong quý III nhận định: “Nhà đầu tư không nên bỏ lỡ cơ hội đầu tư ở Việt Nam trong thời gian này".

Sự hấp dẫn của Việt Nam đến từ các yếu tố như tăng trưởng GDP cao, ổn định chính trị, cơ sở hạ tầng đang phát triển và cải cách kinh tế đang dần đi đúng hướng, trong đó đặc biệt các cơ hội đầu tư từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, do các nhà đầu tư nước ngoài thường có kinh nghiệm đầu tư thành công vào hoạt động tư nhân hóa tại các quốc gia đang phát triển khác.

Cụ thể, báo cáo của Quilvest cho hay kinh tế Việt Nam đang lấy lại đà tăng trưởng khi GDP tăng 6,4% trong quý III, cao hơn mức tăng của hai quý đầu năm. Sản xuất trong nước tươi sáng khi chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng lên 52,9 điểm trong tháng 9, ghi dấu 10 tháng tăng liên tiếp; lạm phát cũng ở mức thấp, chỉ khoảng 3% trong năm. Quá trình cải cách kinh tế ở Việt Nam, theo đơn vị này dù vừa trải qua một giai đoạn khó khăn nhưng đang dần dần được tháo gỡ nhờ những bài học kinh nghiệm đã được rút ra từ các quốc gia láng giếnggiềng. Đặc biệt, với những nhà đầu tư ở xa xôi, vấn đề cơ sở hạ tầng luôn luôn được coi trọng.

Theo Quilvest, Việt Nam có tiềm năng để trở thành một trung tâm lớn ở châu Á, là cơ hội kết nối giao thương cũng như thu hút những dòng vốn từ nước ngoài khi nằm trong khu vực sông Mê Kông, có đường bờ biển dài và mạng lưới giao thông hàng không, đường sắt đang phát triển.

Bên cạnh việc nhìn nhận thị trường Việt Nam như một vùng đất mới hấp dẫn, các nhà đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam cũng đặt niềm tin lớn. Kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh quý III/2016 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa thực hiện đối với gần 200 doanh nghiệp của các nước châu Âu đang đầu tư, hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam cho biết có tới 39% số doanh nghiệp dự định tăng vốn vào đây..

Điển hình, Công ty TNHH Quản Lý Quỹ SSI (SSIAM) đã tận dụng cơ hội này huy động hai quỹ từ các nhà đầu tư Châu Âu, đầu tư vào TTCK Việt Nam.

Quỹ Andbanc Investments SIF – Vietnam Value and Income Portfolio được đăng ký hoạt động cuối năm 2015 tại Luxembourg, đã tăng quy mô từ 14 triệu USD ban đầu lên trên 40 triệu USD vào cuối tháng 10/2016. Quỹ dự kiến cuối năm nay sẽ tăng quy mô lên 50 triệu USD vào cuối năm nay, từ mức 14 triệu USD ban đầu. Tại 31/10/2016, quy mô quỹ cũng đã đạt trên 40 triệu USD.

Andbanc Investments SIF đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam, trong đó tập trung nhiều hơn vào các cổ phiếu có giá trị vốn hóa vừa và nhỏ. Quỹ thực hiện phương pháp đầu tư chủ động, nắm giữ tỷ trọng 10-20% ở các công ty nhận đầu tư khi phù hợp, tham gia vào hội đồng quản trị và/hoặc ban kiểm soát của các công ty này nhằm tối đa hóa giá trị công ty trong dài hạn. Các công ty mục tiêu của quỹ các công ty có tỷ lệ P/E, P/B thấp, ROE cao và có trả cổ tức.

Cũng chung đối tượng nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp ở Châu Âu, ngày 11/11/2016, quỹ SSIAM UCITS – Vietnam Value Income and Growth Fund, đã được đăng ký thành lập tại Luxembourg với quy mô tối đa 200 triệu USD đã chính thức hoạt động. Quỹ hướng tới tăng trưởng giá trị tài sản ròng dài hạn thông qua việc đầu tư chủ yếu vào vào các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó tập trung nhiều hơn vào các cổ phiếu có giá trị vốn hóa cao.

Phương pháp đầu tư của SSIAM UCITS là phân bổ tài sản hợp lý và chủ động lựa chọn chứng khoán đầu tư. Khác với quỹ Andbanc Investments SIF-Vietnam Value and Income Portfolio, SSIAM UCITS sẽ không nắm giữ tỷ lệ lớn ở các công ty đầu tư và tham gia vào hội đồng quản trị công ty. SSIAM UCITS cũng sẽ phải tuân thủ các hạn chế đầu tư chặt chẽ hơn quỹ Andbank Investments SIF theo luật định.

Đánh giá về luồng vốn từ các nhà đầu tư châu Âu, bà Lê Thị Lệ Hằng – Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM), đơn vị đang quản lý đầu tư cho hai quỹ Andbanc Investments SIF và SSIAM UCITS cho hay:“Trong quá trình huy động vốn cho hai quỹ này, chúng tôi đã gặp rất nhiều công ty quản lý tài sản (money manager) và ngân hàng cá nhân (private bank) ở châu Âu. Qua trao đổi với họ, chúng tôi đánh giá sự quan tâm của các nhà đầu tư ở Châu Âu vào thị trường Việt Nam hiện nay rất cao. Thị trường chứng khoán TTCK Việt Nam là một thị trường có nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư giá trị”.

Bà Lê Thị Lệ Hằng - Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ SSI (SSIAM)

Theo các chuyên gia, dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục có tiềm năng lớn nhận được dòng vốn từ nhà đầu tư châu Âu bởi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cũng như sự hội nhập mạnh của thị trường vốn. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thời gian qua đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với hầu hết các quốc gia châu Âu về giám sát công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư. Điều này mở ra triển vọng thu hút có hiệu quả dòng vốn từ châu Âu vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, với định hướng của Chính phủ về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên (frontier market) lên thị trường mới nổi (emerging market) theo phân loại của MSCI, nhiều khả năng Việt Nam sẽ tiếp cận được với các dòng vốn có quy mô lớn hơn từ bên ngoài, giúp thị trường tiếp tục có các sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn về quy mô, như giúp làm tăng vốn hóa thị trường lên mức 70% GDP vào năm 2020, từ mức 35% GDP hiện nay.

Theo các chuyên gia, với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cũng như sự hội nhập mạnh của thị trường vốn Việt Nam với thị trường quốc tế, dự kiến trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục có tiềm năng lớn nhận được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư châu Âu. bởi tình hình kinh tế vĩ mô ổn định cũng như sự hội nhập mạnh của thị trường vốn.

Bà Lê Thị Lệ Hằng là một trong các diễn giả tham gia đối thoại tại tọa đàm NDH Talk chủ đề "20 năm TTCK và bước chuyển của dòng vốn ngoại"

- Thời gian tổ chức: 14h Ngày 16/11/2016
- Địa điểm tổ chức: Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX)

Các diễn giả bao gồm:

1. Người điều phối: Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Sài Gòn

2. Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK

3. Ông Trần Dũng, Chủ tịch Sở GDCK TPHCM HoSE

4. Ông Lê Song Lai, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

5. Ông Donimic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital

6. Bà Lê Thị Lệ Hằng, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ SSI (SSIAM)

7. Ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc Công ty kiểm toán Ernst&Young Việt Nam

8. Ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT CTCP Coteccons

Nguồn NDH: http://ndh.vn/hon-200-trieu-usd-von-tu-chau-au-cho-giai-ngan-vao-ttck-viet-nam-2016111406321266p4c146.news