Hơn 1 thế kỷ “so găng” Coca-Cola và Pepsi

Hai thương hiệu đồ uống nổi tiếng thế giới Coca-Cola và Pepsi đã có cuộc đối đầu kéo dài hơn một thế kỷ. Trên thực tế, đây là một trong những cuộc đối đầu huyền thoại của làng kinh doanh thế giới.

Trang CnnTees đã nhìn lại những mốc chính lịch sử trong “cuộc chiến nước soda” này:

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1886, khi John S. Pemberton phát triển công thức đầu tiên cho Coke. Đây là hình ảnh về cuốn sổ ghi công thức đó, với những thành phần gồm chiết xuất coca, acid citric, caffein, đường, nước, nước cốt chanh, vanilla, caramel, rượu, dầu cam, dầu chanh, dầu đậu khấu, dầu hoa cam, dầu rau mùi, dầu quế…

Pepsi-Cola được tạo ra 13 năm sau đó bởi dược sỹ Caleb Bradham, với công thức bao gồm những thành phần đường, caramel, nước, nước cốt chanh, acid phosphoric, rượu, dầu quế, dầu chanh, dầu đậu khấu, dầu cam, dầu rau mùi…

Khi Pepsi mới chính thức xuất hiện trên thị trường thì Coca-Cola đã cán mốc doanh số 1 triệu chai mỗi năm.

Coca-Cola chiếc chai có hình dáng eo thon đã trở thành biểu tượng của hãng, chọn những nhân vật nổi tiếng làm gương mặt đại diện và phát triển thị trường sang châu Âu. Trong khi đó, Pepsi lâm cảnh phá sản vì Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

8 năm sau đó, Pepsi phá sản thêm lần nữa, nhưng sau lần phá sản này, hãng đã vươn lên mạnh mẽ.

Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, Pepsi đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và bắt đầu bán sản phẩm đóng chai.

Trong thập niên 1950, quảng cáo của Coca-Cola bắt đầu xuất hiện trên truyền hình. Quảng cáo thương mại đầu tiên của hãng này được phát trong ngày lễ Tạ ơn của năm 1950, trên kênh CBS. Pepsi cũng điều chỉnh thương hiệu và nỗ lực đuổi kịp.

Coke quyết định trở thành công ty đại chúng vào năm 1962, khi hãng này tung ra sản phẩm Sprite. Thương hiệu này về sau trở thành một trong những thương hiệu thành công nhất của Coke.

Giữa thập niên 1960, Pepsi sáp nhập vào công ty Frito Lay, trở thành PepsiCo, khởi động cho một giai đoạn mới trong cuộc chiến với Coca-Cola. Đến lúc này, các sản phẩm đồ uống dành cho người ăn kiêng cũng xuất hiện, mở ra một phân khúc thị trường soda hoàn toàn mới.

Dưới đây là diễn biến giá cổ phiếu của Coca-Cola (đường màu đỏ) và Pepsi (đường màu xanh) qua các năm. Cú đột phá thành công của Pepsi vào lĩnh vực bánh snack (bim bim) cùng với Frito Lay đã giúp ích nhiều cho hãng, nhất là trong thập kỷ vừa qua. Trong khi đó, Coke vẫn tuyệt đối trung thành với lĩnh vực đồ uống.

Dưới đây là một số thương hiệu lớn nhất của Coke, 15 trong số các thương hiệu này đã đạt doanh thu bán lẻ hàng năm từ 1 tỷ USD trở lên.

Mặc dù các thương hiệu đồ uống của Pepsi không mạnh được như vậy, hãng này có mảng bánh snank rất hùng hậu.

Coke dẫn trước Pepsi khá xa trên thị trường đồ uống, những lĩnh vực kinh doanh đa dạng của Pepsi giúp hãng thu được nhiều tiền hơn. Cụ thể, thị phần đồ uống của Coke là 42% so với mức 31% của Pepsi, nhưng doanh thu hàng năm của Coke chỉ đạt mức 35,2 tỷ USD so với con số 57,8 tỷ USD của Pepsi. Mỗi năm, Coke chi 2 tỷ USD cho quảng cáo, trong khi Pepsi chỉ mất 1,1 tỷ USD cho hoạt động này.

Mỗi thương hiệu đều được một “đội quân” hùng hậu những người nổi tiếng trợ lực. Đây là một số gương mặt từng đại diện cho Coke…

… và cho Pepsi

Trong lịch sử, cả Coca-Cola và Pepsi đều đã trải qua nhiều lần thay đổi logo. Logo của cả hai hãng giờ đều trông rất khác so với logo đầu tiên.

Trong bối cảnh các mạng xã hội ngày càng trở nên hùng mạnh hiện nay, cả Coca-Cola và Pepsi cùng tích cực sử dụng các mạng này để phục vụ cho việc quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, có vẻ như Coke đang dẫn trước trong cuộc đua trên các mạng xã hội. Coke có 139.600 nhân viên, so với con số 294.000 nhân viên làm việc cho Pepsi. Tuy nhiên, trên mạng Twitter, Coke có 391.248 người theo dõi, so với số 142.766 người theo dõi Pepsi. Trên Facebook, Coke có 34,8 triệu fan (người hâm mộ), so với con số vỏn vẹn 6 triệu của Pepsi.

Nguồn VnEconomy: http://doanhnhan.vneconomy.vn/20130106072030784p0c5/hon-1-the-ky-so-gang-cocacola-va-pepsi.htm