Học 'kích bán cầu não' hậu quả khó lường tới tư duy của trẻ

Lớp học 'Kích bán cầu não' cho trẻ nhỏ sẽ làm cho tâm lý trẻ nhỏ trở nên ảo mờ, đoán mò và thụ động trong suy nghĩ.

Mới đây, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Bá Minh lên tiếng về lớp học “Kích bán cầu não” ở trẻ em.

Ông Nguyễn Bá Minh cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn không cấp phép cho các trung tâm “Kích bán cầu não”. Những hoạt động lạ chưa được kiểm định tính an toàn cũng như tác dụng hay có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Đến nay, chưa có bất kỳ một công bố nào trên thế giới khẳng định tính an toàn cũng như tác dụng của phương pháp này.

 Theo các chuyên gia bài học kích thích não bộ cho trẻ sử dụng cho người không có ánh sáng

Theo các chuyên gia bài học kích thích não bộ cho trẻ sử dụng cho người không có ánh sáng

Chia sẻ với PV về vấn đề này, bà Phạm Hiền - Chuyên gia tâm lý phân tích rằng, “Với lớp học kích bán cầu não ở trẻ sẽ làm cho tâm lý của con trẻ sẽ trở nên là trò chơi ảo thuật gia hoặc suy nghĩ thụ động, khi các bé học kích cầu não phải học các bài học như nhắm mắt hay sờ nắn rồi phán đoán. Điều này sẽ dẫn đến việc luồng não bộ của trẻ sẽ miên man, hôn mê trong trạng thái tưởng tượng, đoán mò …

Việc tập trung não bộ cho người mắt sáng không thể áp dụng như người mắt không sáng. Đơn giản nếu con trẻ cứ phải nhắm mắt lại để tưởng tượng mà đoán thì nó sẽ thành một thói quen khiến suy nghĩ, hành động của trẻ sẽ bị chậm lại. Trong khi đó cuộc sống thực tế đòi hỏi trẻ phải nhìn nhanh, nhận thức nhanh, giải quyết nhanh vấn đề trong não bộ.

Ngoài ra, trẻ em muốn tập trung não bộ tốt để kích thích tư duy là khi phải trải qua nhiều tác độn, kể cả tiếng ồn, không gian rộng ... đến như thế nào trong cuộc sống xung quanh cũng luôn phải tập trung chứ không phải chỉ tập trung từ không gian yên lặng của bịt mắt hay cầm nắm mò mẫm.

Chuyên gia Phạm Hiền đưa ra lời khuyên rằng, các bậc phụ huynh hãy luôn dành một khoảng thời gian nhất định để tương tác nói chuyện vui vẻ với các con hàng ngày về mọi vấn đề diễn ra, mà cả cha mẹ và con gặp phải. Trong đó là sự phân tích, cảm nhận đúng, sai ... cảm nhận cảm xúc tâm lý, kể cả cảm nhận về lỗi lầm, cảm nhận về những gì đã làm được, điều chỉnh những gì chưa tốt, kỹ năng giải quyết các vấn đề bản thân vấp phải hoặc từ câu chuyện của người khác.

Ngoài ra, cha mẹ cần thể hiện được thái độ, hành vi luôn điềm nhiên với kể cả những sai trái, lỗi lầm và cùng con nghĩ cách vượt qua.

Có thói quen cùng con quan sát cảm nhận cuộc sống thực tế để truyền cho con sự logic trong nhận thức, chắt lọc các bài học tích cực từ đó ... phòng tránh các tiêu cực.

Với một số lời quảng cáo hút hồn các ông bố, bà mẹ như phương pháp kích thích não bộ được hiển thị thông qua bài tập mắt và cảm nhận được sự vật, sự việc, cải thiện chế độ tập trung cũng như tăng cường cho các bé về tiếp thu thông tin, tiếp thu bài học, tiếp thu những thông tin ngoài nhanh chóng hơn. Khi tiếp thu tốt sẽ giúp trí nhớ hiệu quả, ngoài ra, các bé sẽ cải thiện sự tự tin, cải thiện về cảm xúc…

PV có liên hệ một trung tâm kích hoạt não trẻ ở TP Hồ Chí Minh, phía trung tâm cho biết, mỗi lớp học có khoảng từ 8-15 bé ở độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi, với giá 9,5 triệu đồng trong 2 ngày kích hoạt, mỗi ngày bắt đầu từ 8h – 17h30, các bé sẽ cho bé ăn cơm, ngủ, nghỉ trưa. Qua buổi học, trẻ sẽ tăng trí nhớ, tăng khả năng thần kỳ và bộ não sẽ khác thường … Được biết, trung tâm này có chi nhánh toàn cầu, có ở tất cả các tỉnh trong cả nước và xuất phát từ Malaysia.

Bài học kích cầu não gây ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em

Với một số bài học cụ thể như bịt mắt đoán màu sắc, hay đoán vật đó bằng cảm nhận cảm quan từ bên ngoài như sờ nắm vật. Những bài học lạ này dường như hồi trẻ ai cũng đã trải qua, dường như việc này chỉ là hoạt động hết sức bình thường, vậy mà các trung tâm lại nâng tầm và cho rằng nó có khả năng kích hoạt não cho trẻ nhỏ, giúp trẻ nhớ lâu, tự tin …

Được biết, trên cả nước có rất nhiều trung tâm kích hoạt não trẻ em hoạt động và việc cấp phép hoạt động vẫn chưa rõ.

Đức Mậu

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/canh-bao-kich-ban-cau-nao-chi-la-bai-hoc-doan-mo-d108909.html