“Học” được gì từ Davos 2017

Ngân hàng được “chào đón nồng nhiệt”, lo lắng về biến đổi khí hậu, Brexit và đặc biệt “người không có mặt” Donald Trump là những vấn đề được tập trung thảo luận (có thể chỉ trực diện hoặc không) tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Davos 2017.

Nỗi quan ngại mang tên Donald Trump

Donald Trump giờ đang nằm trong tâm trí của mọi người, ngay cả khi ông ở phía bên kia bờ đại dương để chuẩn bị và tiến hành nhậm chức. Xét trên khía cạnh nào đó, ông Trump đã marketing mình rất thành công.

Hầu hết các ý kiến đều chỉ trích tân Tổng thống Mỹ. Điều này dễ hiểu, bởi Davos 2017 tập trung các lãnh đạo ủng hộ thương mại tự do, và một phần bản chất của Diễn đàn Kinh tế thực ra cũng là để ký kết các hợp đồng.

Tận dụng cơ hội này, năm nay, Trung Quốc đón nhận “ánh đèn sân khấu”. Dù rõ ràng chưa thể thay Mỹ, nhưng Trung Quốc đã thống trị các “hợp đồng Davos”, với Jack Ma của Alibaba ký hợp đồng tài trợ cho Olympic và chỉ trích Mỹ đã lãng phí tiền cho quân sự hơn là chi tiêu cho cơ sở hạ tầng (dù rằng chính Trung Quốc cũng có ngân sách lớn để hiện đại hóa quân đội và thiết lập “cơ sở hạ tầng” trên vùng biển ).

Nhiều năm qua, mối quan hệ Mỹ-Trung diễn ra khá thận trọng. Dù có lúc đưa ra những lời chỉ trích, song thực chất vẫn nằm ở dạng… “khẩu chiến”, Nhà Trắng cũng rất hạn hữu chỉ đích danh Trung Quốc.

Mọi chuyện có thể thay đổi dưới sự nắm quyền của Donald Trump, người cực lực đưa cái tên Trung Quốc vào tiêu điểm các bài tranh cử của mình.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích lại cho rằng cục diện sẽ không có quá nhiều thay đổi. Bởi “rất nhiều lời nói đơn giản chỉ là… lời nói”, theo David Kang, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học South California. Bên cạnh đó, trong khi “cựu” đối thủ Hillary Clinton còn chỉ trích Trung Quốc ở nhiều phương diện khác, song Donald Trump thực sự chỉ tấn công về mặt kinh tế. Mà chuyện cạnh tranh làm ăn… rất khó bị coi là tội.

Xem thêm: Phụ nữ ở hơn 20 nước biểu tình phản đối ông Trump

Các ngân hàng được săn đón

Tidjane Thiam, CEO Ngân hàng Credit Suisse, tham dự Davos 2017. Ảnh: Reuters/Ruben Sprich

Trong khi nội các Trump có nhiều gương mặt thân quen của Phố Wall thì ở Davos 2017, giới ngăn hàng cũng được “nắn xoa” đáng kể. Đặc biệt nước Anh, nơi khiến cả thế giới sửng sốt với Brexit.

Từng bị coi như tội đồ gây ra khủng hoảng, nhưng giờ thì các ngân hàng lại đang được săn đón. Chính phủ Anh muốn trấn an những Goldman Sachs, Morgan Stanley, và nhiều cái tên Phố Wall khác rằng: họ vẫn có thể hoạt động thoải mái ở London.

Nguyên nhân trực tiếp của điều này là các ngân hàng đã úp mở về việc rời khỏi London nếu không đạt được thỏa thuận như kỳ vọng.

Xu hướng “Gia Cát Dự”?

Ngài Martin Sorrell, ông chủ của tập đoàn quảng cáo WPP, cho biết ông đã “ngưng” dự báo sau khi từng tự tin tiên đoán bà Hillary Clinton sẽ là Tổng thống Mỹ và Brexit sẽ không bao giờ xảy ra. Thầy bói Mystic Megs miễn cưỡng nói ra vài lời “an toàn”.

Tuy nhiên, George Soros, hay được biết đến là tỷ phú khủng hoảng, vẫn tiếp tục dự báo. Ông cho rằng thị trường sẽ sớm rơi, Theresa May sẽ sớm “rớt đài”, còn người Mỹ sẽ “kìm kẹp” Donald Trump.

“Tỷ phú khủng hoảng” George Soros đưa ra dự báo đầy… khủng hoảng cho thị trường

Thực sự là những báo khó tin. Ít nhất là với Brexit, nước Anh không thể khăng khăng rời khỏi EU rồi trở lại như thể chuyện chưa từng xảy ra. Trước đó, Soros từng mất một số tiền khổng lồ khi dự báo thị trường cực kỳ thê thảm một khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Anh bị “ghét”?

Đến Davos 2017, bà Theresa May và ông Philip Hammond có nhiệm vụ giải thích về một nước Anh vẫn rất “chất” dù rời khỏi EU, rằng Anh vẫn chào đón nhà đầu tư nước ngoài dù chính phủ đã quyết định đi con đường khác.

Bà Theresa May ở Davos 2017, ngày 19/1. Ảnh: Jason Alden/Bloomberg

Dễ hiểu năm nay Thủ tướng Anh không được chào đón nồng nhiệt lắm. Mặc dù bà đã tìm cách trấn an đám đông rằng: Nước Anh là một nền kinh tế toàn cầu, chứ không phải nền kinh tế tù túng. Hammond cũng không cải thiện được gì mấy dù liên tục bóng gió về khả năng Anh giảm thuế và giảm tải các quy định phiền hà.

Thực tế, người Anh lựa chọn rời khỏi EU với lý do quan trọng là được quyền tự quyết thay vì theo chân các chính sách của EU. Tuy nhiên, những người cực lực ủng hộ Brexit lại tuyên truyền với thông điệp: Người nhập cư đến phá hoại văn hóa Anh và cướp việc làm. Do đó, không khó hiểu khi thái độ của các lãnh đạo tại Davos 2017 nhìn chung là hoài nghi.

Lo ngại biến đổi khí hậu

Các nhà vận động đang lo lắng rằng: những năm tới quá trình chống lại biến đổi khí hậu sẽ chậm lại sau khi Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng.

Chú gấu trắng này đang kiểm tra mặt băng. Davos 2017 bao trùm bởi nỗi lô của các nhà hoạt động về “hiện tượng Trump” có thể ngăn cản cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP

Erna Solberg, Thủ tướng Na Uy, cảnh báo: Ông Trump có thể đơn giản là không thực hiện Hiệp định Paris - với chủ trương chủ yếu là cắt giảm khí thải, đảm bảo Trái Đất nóng lên không quá 2 độ C. Bên cạnh đó, các nhà hoạt động cũng đặt câu hỏi về mức độ phổ biến các dữ liệu về khí hậu của nước Mỹ trong những năm tới.

Lục Kiếm

Nguồn Sống Mới: http://songmoi.vn/the-gioi-thoi-su/%e2%80%9choc%e2%80%9d-duoc-gi-tu-davos-2017