[Học chụp ảnh] Bố cục trong nhiếp ảnh: Đường dẫn - Bài 5

Một lưu ý nữa giúp làm cho khung ảnh của bạn chụp được thu hút người xem hơn, đó là chọn một đường dẫn ánh mắt đến đối tượng chính. Có nhiều loại đường dẫn: cong, uốn khúc, thẳng, xéo... nhưng tựu trung được chọn như một tiền cảnh gồm các đường nét trực tiếp hoặc gián tiếp phóng hướng chú ý về chủ thể tại trung cảnh hay hậu cảnh; cũng có khi gồm nhiều đường hướng về một điểm tăng sự thu hút thị giác vào đó. Đường dẫn còn có mục đích tạo sự liên kết các vật thể trong ảnh với nhau, tăng thêm ý nghĩa cho nội dung ảnh.

Các bài đã đăng (click chuột vào để xem):
Bài 1: Bố cục trong chụp ảnh nghĩa là gì? Bài 2: Quy tắc Một Phần Ba là gì? Bài 3: Phá bỏ quy tắc một phần ba. Bài 4: Đường chân trời & các đường thẳng trong ảnh Bài 5: Đường dẫn ánh mắt đến đối tượng chính trong ảnh Đường dẫn dễ nhất là bắt đầu từ đâu?
Từ phía dưới góc trái hoặc góc phải của một bức ảnh, hoặc vắt ngang qua phần dưới cùng của nó. Một đường dẫn tốt giúp mang lại cho bức ảnh một cảm giác dẫn dắt hướng nhìn sự cân đối và cuốn hút người xem hệt như một thỏi nam châm.

Ga Đà Lạt - Lấy đường ray bên trái & phải, với đường mái che làm đường dẫn hướng mắt nhìn tập trung về nhà ga với hai đầu máy từ thời Pháp

Từ hai góc ở đỉnh của khung ảnh cũng có thể được chọn làm đường dẫn. Độ tương phản giữa mấy đường dây điện với nền trời vàng giúp cho tạo nên một đường nét chủ đạo khá mạnh mẽ hướng về mặt trời bình minh, chụp từ cầu Saigon.

Có đường dẫn tự nhiên và đường dẫn nhân tạo trong nhà hoặc ngoại cảnh: Cả hai đều có thể được sử dụng như những đường dẫn chủ đạo. Tấm thảm lót nền nhà trong ảnh dưới tạo thành đường dẫn mạnh mẽ hút về người thanh niên đang bước vội ( @cuhiep ), tạo cảm giác có chiều sâu hơn.

Một đường dẫn cũng có thể được tạo ra từ khu vườn cải, dẫn đến đỉnh bờ vực một anh bạn đang đứng chụp hình buổi sớm.

Đôi lúc chủ thể chính của một bức ảnh và đường dẫn của nó là một.

Cành cây lá đỏ vừa làm đường dẫn ảnh và cũng là chủ thể

Thuyền mũi nhọn đặc trưng ở Hòn Thiêng - Phan Rang

Một đường dẫn xuất hiện từ mô hình trong tự nhiên mà trong đó một loạt các đường nét từ một điểm dẫn rộng bao trùm lấy chủ thể và có thể dùng mô hình ấy như một kiểu đường dẫn rất khác để lôi cuốn người xem bằng cách chọn khung hay cắt cúp ảnh theo ý đồ.

Một đường dẫn từ cấu trúc nhân tạo xuất hiện tình cờ cũng thường có thể mang lại những đường dẫn mạnh mẽ. Ảnh chụp trong siêu thị.

Một đường dẫn có thể uốn lượn và làm thành một điểm mềm mại dẫn vào bức ảnh. Có thể là một kết cấu của đô thị ngoài phố hoặc do tác động của con người mà thành. Mình vẫn tập quan sát tìm một đường dẫn để chụp cho quen. Thay vì đưa máy chụp ngay tòa nhà bảo tàng (ở Kolkota - Ấn Độ) thì mình lùi lại tìm thử một đường dẫn.

Hồ Đại Ninh - Đức Trọng Lâm Đồng

Đồi cát Bầu Trắng - Phan Thiết

Một đường dẫn được tạo bởi ánh sáng có thể hàm chứa một đường dẫn cuốn hút. Trong bức ảnh ở dưới, đường dẫn chạy thằng ra từ góc trái bên dưới làm cho ánh đèn nhiều tia sáng bớt chơi vơi và cuốn hút hơn.

Chụp tốc độ màn trập chậm để tạo vệt sáng làm đường dẫn ảnh cũng là một cách

Siết khẩu nhỏ để nguồn sáng tạo vệt tia vừa có hiệu ứng ánh sáng và cũng tạo đường dẫn về một điểm dừng tại chủ thể muốn nổi bật hơn.

Màu sắc và độ tương phản có thể được kết hợp để tạo nên một đường dẫn. Sự kết hợp những đường màu mạnh mẽ cũng như sự thay đổi đột ngột màu sắc từ các đường liên tục tạo ra một cái gì đó “đối nghịch” giúp làm nổi rõ đường dẫn.

Quán cafe Cây Dừa ở Nha Trang

Màu sắc của thân tàu lửa tạo thành những đường dẫn

Điều quan trọng hãy nhớ rằng có rất nhiều những nhân tố kiến tạo có thể tạo ra kết cấu một bức ảnh, và không nhất thiết bức ảnh nào cũng phải có, hoặc cần đường dẫn. Chúng ta có thể đưa đường dẫn vào khi chúng làm cho bức ảnh của chúng ta thêm hấp dẫn và giúp tạo ra được sự cuốn hút luồng mắt người xem.

Và, cuối cùng, khi sử dụng đường dẫn thì nên thống nhất. Nếu có hơn một đường thì tất cả chúng nên hướng về một điểm tụ, nếu các đường cắt nhau tạo ra nhiều hướng lộn xộn, sẽ dễ làm rối bố cục ảnh , trừ phi bạn muốn diễn tả sự rối rắm.

Anh em học chụp, có thể dành một buổi hay một chuyến đi chụp, chỉ tập trung chú ý, tìm kiếm hoặc cố ý sắp xếp bố cục từng khung ảnh có đường dẫn. Bất kể đó là đường thẳng, chéo, cong, tập trung về một điểm hay dừng lại lưng chừng... và đường dẫn ấy liên kết các thành phần xuất hiện trong ảnh lại với nhau chặt chẽ. Chụp thật nhiều... thật nhiều ảnh!

Ảnh tham khảo thêm

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/hoc-chup-anh-bo-cuc-trong-nhiep-anh-duong-dan-bai-5.2634239/