Học bổng 322: Ngừng cũng đúng!

Bộ GD &ĐT thông báo dừng chương trình bổng 356 (322) đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm. Các ý kiến, bức xúc của phụ huynh, học sinh, những người đang chờ hoặc đã nhận thông báo cấp học bổng được phản ánh. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng ngừng chương trình 322 là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

Bộ GD &ĐT thông báo dừng chương trình bổng 356 (322) đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm. Các ý kiến, bức xúc của phụ huynh, học sinh, những người đang chờ hoặc đã nhận thông báo cấp học bổng được phản ánh. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng ngừng chương trình 322 là việc làm hoàn toàn đúng đắn.

322 và những con số

Đề án 322 là chương trình quốc gia, nhận được nhiều ưu tiên cùng nguồn kinh phí lớn. Tổng kết nguồn ngân sách đề án, ông Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT, cho biết Nhà nước đã chi cho đề án từ năm 2.000 đến 2010 trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi năm 228,5 tỉ đồng, chiếm 3% trong ngân sách giáo dục hàng năm.

Rất nhiều "hạt giống đỏ" trong đề án 322 được cử đi nước ngoài hàng năm

Một phép so sánh nhỏ, nghiên cứu sinh đào tạo trong nước tốn 5,5 triệu đồng/năm nhưng sẽ cần 500 USD/tháng riêng tính chi phí sinh hoạt cho một nghiên cứu sinh nước ngoài.

Con số thể hiện nhiều ưu ái với “chương trình dành cho nhân tài, những trí thức tương lai của Đất nước.”

Nhưng theo thông tin chính thức từ BGD&ĐT thì từ 2000 đến 2012 có 4500 người được gửi đi theo đề án 322, trong đó có 3000 người về nước và phục vụ đúng cam kết. 1500 người không trở về, chiếm hơn 30%.

Những bất cập của đề án tiền tỷ

Nhận xét từ nhiều bạn từng đăng ký đề án 322 cho biết: “Các bạn HN có thể lên thẳng BĐH để hỏi, nhưng ở SG hay các tỉnh xa thực sự mỏi mòn khi chờ tin. Một số người chờ không nổi đã phải tự kiếm cách đi học

Nhà nước đã chi cho đề án từ năm 2.000 đến 2010 trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi năm 228,5 tỉ đồng, chiếm 3% trong ngân sách giáo dục hàng năm.

nơi khác. Thậm chí đợi mãi cũng chẳng biết bao giờ mới nhận được cái thông báo trước tiên có hay không nằm trong diện được xét duyệt.”

“Mà đó chỉ bước gian khổ ban đầu, nếu được xét duyệt thì còn chờ đợi lâu hơn nữa” - Một sinh viên góp thêm nhận xét.

Một nickname có tên Chan trên topic bàn về đề án tâm sự: “Tớ là dân 322 nên hiểu tâm trạng các bạn. Theo chương trình này là phải chấp nhận chờ, đợi, nhịn nhục... cho đến một ngày kia bỗng nhận được quyết định lên đường. Chắc may thì được trước 2 tháng, còn có thể nhanh hơn nếu các bạn “biết cách”, nhưng cách nào, dành cho ai, thì các bạn xin tự tìm hiểu. Nhưng cả khi nhân được tin đi thì cũng khoan mừng, những bức xúc sẽ còn theo bạn thậm chí tới tận ngày về.”

Đặt dấu hỏi về COCC?

Ông Phạm Tiến Sỹ, từng phụ trách chương trình 322 giải thích “Đã có trường hợp cựu bộ trưởng Bộ giáo dục sử dụng kinh phí 322 đi học nước ngoài và lập tức nhận không ít chỉ trích. Do đó học bổng được xét tuyển và lựa chọn minh bạch. Không có chuyện con ông cháu cha thì được ưu tiên. Nhưng các trường hợp đó mà thực sự giỏi thì chuyện được học bổng là điều đương nhiên.”

Vấn đề COCC vẫn còn là mối nghi ngờ của các bạn ứng viên

Ngược lại, một thành viên diễn đàn có nickname me_toe… bức xúc: “Mình thấy đề án này nhiều COCC đi học lắm. Không phải ai được học bổng này đều giỏi cả (cơ quan mình trước đây cũng có nhiều người được đi theo kiểu này). Nếu giỏi thì thiếu gì con đường thoải mái hơn để đi du học. Cánh cửa này đóng, thực sự có năng lực thì thừa sức mở ra cánh cửa khác.”

Nỗi lo bạc tiền

Còn mỗi khi nhắc đến 322, phụ huynh và học sinh từng nếm trải đề án này hẳn sẽ phải lắc đầu, lè lưỡi. Những lời kêu cứu và khẩn cầu của lưu học sinh (LHS) Việt Nam đang du học tại các nước trở nên quen thuộc.

Hầu hết các trường hợp đều bị chậm sinh hoạt phí trong nhiều tháng liên tiếp, giữa bối cảnh giá sinh hoạt tại các nước sở tại tăng liên tục, chưa kể chi phí cho đồ dùng học tập, sách vở và mọi sinh hoạt khác.

Trong bức thư kêu cứu, Hoàng Hùng và Ngọc Lê đang du học tại Vương Quốc Anh và Australia theo đề án

Hầu hết các trường hợp đều bị chậm sinh hoạt phí trong nhiều tháng liên tiếp

“Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước “ (Đề án 322) kể lại: "Trong cách làm với lưu học sinh Australia, đề án 322 đã chuyển đổi từ 620 USD/tháng (chưa tính phí chuyển tiền 20 USD/lần), sang đôla Australia theo tỉ giá của Vietcombank. Nếu sinh hoạt phí của 6 tháng là 3.700 USD thì số tiền thực nhận theo tỉ giá là 4.686 AUD (tương ứng là 781 AUD/tháng). Mức này thấp quá xa so với qui định của Chính phủ Úc (1.200 AUD/tháng) tại thời điểm đó."

Một số LHS 322 ở Soton (Anh) sang học khóa tiếng Anh còn cho biết: LHS không được ứng tiền sinh hoạt phí trước mà phải hoàn thành khóa tiếng Anh, làm thủ tục nhập học xong mới có thể làm báo cáo số 1 gửi về để xin thanh toán sinh hoạt phí và học phí với trường. Nhưng thủ tục đã hoàn thành từ cuối tháng 9-2011 mà cho đến tháng 11-2011, ngay cả thông tin phản hồi rằng đến tháng năm nào các LHS sẽ được thanh toán sinh hoạt phí cũng còn chưa có.

Trả lời cho những bất cập này, Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Vang cho biết “Kể từ năm 2008, việc chuyển tiền cho lưu học sinh đã cải tiến chuyển thẳng vào tài khoản cá nhân của lưu học sinh 6 tháng 1 lần và không còn tình trạng chuyển kinh phí chậm như thời kỳ trước đó. Mức sinh hoạt phí cũng tăng lên 20% từ tháng 1-2011 và lưu học sinh rất phấn khởi. Tuy nhiên với việc đồng đôla mất giá và giá cả leo thang như hiện nay trên thị trường quốc tế nên không riêng lưu học sinh mà đòi hỏi tất cả đều phải cố gắng.”

Lời trấn an trên của Cục trưởng có thỏa đáng chưa thì không rõ, chỉ biết tới giờ đây, hầu hết các LHS 322 vẫn chẳng thoát khỏi nỗi lo về chuyện bạc tiền trong suốt thời gian học tập ở nơi xứ người.

Đề án bị ngừng, nỗi lo âu hằn sâu trên đôi mắt ứng viên

Vấn đề gia hạn rắc rối

Năm 2006, một vụ lùm xùm về vấn đề thêm kinh phí gia hạn cho các du học sinh bên Australia theo diện đề án 322 được Vietnamnet và VietBao phản ánh. Một bức thư từ nhóm LHS Australia xin gia hạn thêm 1 năm nữa so với thời hạn 3 năm cam kết để hoàn thành luận án theo yêu cầu của trường tại nước theo học.

Tuy nhiên, đề nghị trên đã bị ông Trương Duy Phúc, quyền Trưởng Ban điều hành Đề án 322 (BĐH 322) bác bỏ trong công văn số 280/BGD&ĐT-VP và đổi thành số 6594 ký ngày 15/7/2005, trong đó nhận mạnh nội dung "Không chủ trương cho nghiên cứu sinh gia hạn"; "Không cấp bất kỳ một khoản kinh phí nào trong thời gian gia hạn", chỉ xem xét "trường hợp đặc biệt".

Theo ông Phúc nghiên cứu sinh (NCS) đi nghiên cứu phải đúng thời hạn và tiến độ. Trước lúc đi, tất cả mọi

Nếu trường mời 3 năm chúng tôi làm thủ tục cấp sinh hoạt phí và học phí 3 năm. Chứ làm gì có chuyện "gia hạn" thêm

NCS đều phải cam kết: "Học đúng hạn, đúng tiến độ". Ông cho biết thêm “Thực tế, khi quyết định cử NCS đi nghiên cứu, chúng tôi căn cứ vào thư mời của trường bạn. Nếu trường mời 3 năm chúng tôi làm thủ tục cấp sinh hoạt phí và học phí 3 năm. Chứ làm gì có chuyện "gia hạn" thêm. Đây là Đề án duyệt theo Ngân sách Nhà nước, muốn "gia hạn" đâu chỉ mình Bộ GD - ĐT quyết định được. Phải giải trình với Bộ Tài chính nữa.”

Kết quả, một số LHS 322 không chứng minh được tài chính và gia hạn visa đã phải về nước trước ngày trình luận án (Các trường tại Úc lúc này không cho phép gửi luận án từ xa).

Cho đến nay, nhiều băn khoăn và bức xúc vẫn còn bỏ ngỏ. Thảm cảnh của các LHS tại Úc năm nào là do sự cứng nhắc, không linh động từ Bộ GD&ĐT hay vì các sinh viên không đủ trình độ hoàn thành khóa học trong đúng ba năm như lời cam kết ban đầu?

Hậu án 322 - Những nỗi buồn có thật.

Sau 10 năm, hàng nghìn tỉ đồng từ ngân sách đã giúp hàng ngàn người trở thành những tiến sĩ, thạc sĩ, những cán bộ được đào tạo bài bản cho Đất nước. Song không ít người đã vàđang đi từ sự mong chờ, háo hức được cống hiến đến nỗi buồn “chắc cũng giống nhau cả” vì sự chật vật, bươn chải mưu sinh và những bất cập trong công việc sau khi trở về.

Tốt nghiệp loại giỏi khoa toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2001, Long được đơn vị anh đang công tác nhận vào làm giảng viên. Năm 2006, anh sang Đức làm nghiên cứu sinh bằng học bổng của chương trình 322. Sau khi trở về Việt Nam anh đi làm giảng viên với hệ số lương là 3,33. Nếu không dạy vượt tiết, tất tần tật thu nhập của anh ở trường là 3,5 triệu đồng/tháng. Nếu dạy vượt tiết tổng thu nhập mỗi tháng của anh lên được khoảng 7 triệu đồng.

4600 người đi, chỉ có 3000 người về, còn 1500 nhân tài đã về đâu?

Rất nhiều cựu lưu học sinh 322 vẫn ở lại các trường ĐH với tinh thần “chân trong chân ngoài”, vừa đảm bảo việc kiếm sống vừa nuôi dưỡng khả năng chuyên môn theo cách của mình. Nhưng “khả năng chuyên môn” theo cách mà họ nói cũng chỉ để “không dốt” so với đồng nghiệp vàđủ để giữ thể diện trước sinh viên. Còn để nghiên cứu, để phát hiện cái gìđó mới trong lĩnh vực chuyên sâu của mình là con đường hầu như rất ít người dám chọn.

“Chẳng ai cấm mình nghiên cứu cả, nhưng làm gì có thời gian mà nghĩ đến điều đó? Nếu có thời gian thì người

Chúng tôi có một tiến sĩ 322 trở về nhưng không đóng góp được gì cho trường

ta nghĩ cách kiếm sống. Làm một đề tài trong suốt cả năm được mấy chục triệu đồng thì người ta nghĩ đến làm gì? Hì hụi sáu tháng trời rồi qua nghiệm thu đủ các kiểu mới ra được một cuốn sách, thù lao 3 triệu đồng, ai người ta ham viết sách?” - một giảng viên Trường ĐH Giao thông vận tải và cũng là một cựu du học sinh 322 (làm nghiên cứu sinh ở Đức) than thở.

Nhưng cũng có trường hợp hoàn toàn ngược lại. Một vị hiệu trưởng bày tỏ sự bức xúc: "Chúng tôi có một tiến sĩ 322 trở về nhưng không đóng góp được gì cho trường. Vẫn có hợp đồng dài hạn nhưng cả năm chỉ dạy rất ít, còn lại là làm cho công ty riêng ở bên ngoài. Nhiều người đi học nước ngoài bằng viện trợ ODA cũng vậy, cứ có tấm bằng là tìm mọi cách trốn khỏi nghĩa vụ cống hiến."

Theo tiến sĩ Nguyễn Hùng, chính vì có một độ vênh rất lớn giữa đề án cử đi học với việc sử dụng tiến sĩ sau khi trở về đã tạo ra rất nhiều vấn đề "hậu 322". Chúng ta có một chính sách tốt làđào tạo tiến sĩ cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị giáo dục, nhưng hầu hết chúng ta sử dụng không hiệu quả nguồn nhân lực ấy.

Tạm kết

Với đủ thứ bất cập, từ đầu vào, cho tới cả quá trình từ lúc LHS bắt đầu đi học cho tới tận ngày trở về (thậm chí cả thời gian sau đó) phải chăng đãđến lúc Đề án 322 sau hơn 10 năm áp dụng cần được xem xét, cân nhắc một cách khách quan, minh bạch và trung thực hơn.

Và thay vì chật vật trong mỏi mòn chờ đợi học bổng cho đến kinh phí, phải chăng các bạn sinh viên Việt Nam có thể hoàn toàn tìm cho mình những hướng đi quang đãng hơn như xin học bổng chính phủ Ausaid, Fulbright... chứ đừng phụ thuộc vào Bộ nhiều như vậy. Hoặc có thể làm trả sau như học bổng tại NTU hoặc NUS, của chính phủ Singapore.

Có rất nhiều cách nếu các bạn thật sự có năng lực và muốn trải nghiệm ở môi trường quốc tế. Đừng bị động đợi chờ một đề án mới hoặc một hướng giải quyết chưa được định hình.

Bởi nếu có thực tài, các bạn học sinh, sinh viên có cần trông chờ ở riêng một đề án mà ai cũng ngán ngẩm hiểu rằng đang tồn tại quá nhiều bất cập như chương trình 322.

Hưỡng Viễn

Nguồn The Box: http://thebox.vn/tin-tien/hoc-bong-322-ngung-cung-dung/9318.box