Hình ảnh phụ nữ Việt trong chiến tranh và loạn lạc dưới ống kính phóng viên nước ngoài

Theo các tư liệu của các tờ báo tên tuổi quốc tế, dù trong đau thương của loạn lạc, chia lìa và trong sự mất mát của bom đạn, hình ảnh người phụ nữ Việt vẫn đầy mạnh mẽ, bền bỉ, luôn một lòng thương con, hy sinh và đặc biệt, đâu đó hình ảnh tà áo dài vẫn rạng ngời trong những năm tháng chiến tranh.

Cuộc chiến như trong thế “dầu sôi” ở thế giới Ả Rập, từ Syria, Iraq, đến Yemen và Lybia vẫn hàng ngày hàng giờ diễn ra với máu và lửa, mà trong đó, sự thiệt thòi và mất mát của trẻ em và phụ nữ vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ với chúng ta.

Nhưng cũng đừng quên rằng, đất nước Việt Nam ta cũng đã từng trải qua một giai đoạn loạn lạc và đổ nát trong các cuộc chiến trong quá khứ - đặc biệt là giai đoạn “chiến tranh Việt Nam”, trước giải phóng và thống nhất đất nước.

Chúng ta gọi nó là “Chiến tranh Việt Nam” bởi ở giai đoạn đó, chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất, phạm vi và tầm ảnh hưởng của nó đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào vòng chiến các nước lân cận và quân đội nhiều quốc gia lớn tham chiến.

Trong trang phục áo dài tinh khôi, hơn 50.000 cô gái Việt Nam trưng biểu ngữ đòi quyền bình đẳng dành cho nữ giới tại Thành phố Sài Gòn ngày 25/3/1958: “Có giải phóng phụ nữ, Việt Nam mới xây dựng được một xã hội tiến bộ”.

Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới, và tính bình quân mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ… Trong điều kiện khắc nghiệt ấy, chúng ta đau đáu câu hỏi về số phận người phụ nữ Việt nhỏ bé và yếu đuối thời đó ra sao?

Hình ảnh “Bà cố vấn” Trần Lệ Xuân cùng các nữ bộ đội, 12/7/1961.

Hình ảnh các cô gái mặc đồng phục của Đoàn Thanh Niên diễu hành tại Sài Gòn nhân ngày Phụ nữ Việt Nam năm 1962, hình ảnh đang được lưu giữ tại thư viện Washington DC.

Trên thực tế, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh suốt một thời gian dài đã bị báo nước ngoài đánh giá sai lệch. Tuy nhiên, lịch sử qua đi đã chứng minh rằng, phụ nữ Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc chiến chống giặc ngoại xâm ấy, họvừa là người lính, dân quân, trực tiếp cầm súng, vận chuyển vũ khí, chia sẻ thông tin, chăm nom hậu phương cho đến tham gia các cuộc biểu tình có ý nghĩa…

Đặc biệt, một số người phụ nữ cũng có mặt trong cấp lãnh đạo cao nhất, điển hình là bà Nguyễn Thị Bình, người phụ nữ duy nhất tại bàn đàm phán để kết thúc chiến tranh tại Paris.

Theo Borton, một tín đồ trẻ phái giáo hữu từ miền Tây nước Mỹ, đến Việt Nam năm 1969 để tham gia vào phong trào hòa bình đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều người phụ nữ Việt cho biết, những cô gái, những bà mẹ trong các ngôi làng mà cô tiếp xúc đều gây bất ngờ lớn cho người phương Tây bởi họ hầu hết đều có vai trò trung tâm trong hoạt động gián điệp, liên lạc và mạng lưới thông tin của miền Bắc Việt Nam.

Tuy nhiên, sau tất cả, mục tiêu mà họ phấn đấu đó là cuộc sống bình yên và quyền tự chủ cho chính mình, và cả dân tộc..

Hình ảnh người phụ nữ cõng mẹ già ra vùng an toàn sau cuộc chiến, 14/4/1962.

Hình ảnh các Phật tử, nhà sư và phụ nữ dùng cả tay để xô đổ hàng rào kẽm gai ngay trước mắt các cảnh sát ở Miền Nam Việt Nam trong một cuộc biểu tình ngày 17/7/1963.

Biểu tình vì hòa bình năm 1964.

Cùng ngắm thêm những khoảnh khắc về người phụ nữ Việt Nam điển hình trong giai đoạn trước giải phóng được chụp lại trên các trang báo lớn quốc tế sau đây:

Hình ảnh người mẹ bị coi là “Việt cộng” lam lũ với các con nhỏ năm 1964.

Bức ảnh gây bàng hoàng dư luận quốc tế từng đoạt giải Pulitzer của nhiếp ảnh gia Kyoichi Sawada về một gia đình đang chạy trốn khỏi ngôi làng bị bắn phá năm 1966.

Chân dung chị Nguyễn Thị Sợi được chụp lại và đăng tải bởi AP.

Hình ảnh một phụ nữ nằm trong vũng máu do bom đạn Sài Gòn năm 1965.

Những hình ảnh đẹp về các cô gái hiếm hoi trong năm 1966 ở Sài Gòn.

Các phật tử diễu hành với lực lượng vô cùng hùng hậu chống chính phủ quân sự Sài Gòn trên phố năm 1966.

Hình ảnh các phụ nữ cầu nguyện giữa lúc chiến tranh leo thang trên phố công khai, năm 1966.

“Những khuôn mặt trong đám đông”, Huế 1966.

Quân chính phủ Sài Gòn gắt gao truy vấn một người phụ nữ với khuôn mặt còn đầy bùn đất, bị “nghi” là ủng hộ Việt Cộng ở đồng bằng sông Cửu Long.

Lực lượng nữ dân quân Hà Nội, 1966.

Chân dung nữ sinh 17 tuổi tự thiêu gây rúng động dư luận để ủng hộ các phong trào phản đối chính quyền của các phật tử Sài Gòn, Nguyen Van Thi trên trang báo nước ngoài. Trong ảnh là bàn thờ cho em được lập vội vàng, tàn tro xác em vẫn còn ngay cạnh đó.

Phụ nữ và trẻ nhỏ trên vùng chiến địa, năm 1966 (Ảnh: Northern Kentucky Photos).

Một phụ nữ Việt Nam khóc khi vừa được cứu sống khỏi cuộc nổ bom tại khách sạn Victoria, Sài Gòn

Nữ dân quân Việt Nam trên chiến trường, năm 1967.

Hình ảnh người lính Cộng hòa dùng dao đe dọa khi thẩm vấn một người phụ nữ về vị trí của những người lính Việt Cộng.

Hình ảnh người phụ nữ sàng trấu đứng giữa bầu trời rộng lớn.

Chân dung những nữ lao động thay thế cho đàn ông trong chiến tranh, năm 1967.

Một hàng quán tạp hóa miền Bắc bán hàng tiêu dùng Mỹ.

Hình ảnh cô bé Kim Phúc và các bạn vừa gào khóc vừa chạy trốn khỏi vụ nổ bom Trảng Bàng từng gây sốc với dư luận quốc tế năm 1972.

Nỗi đau không diễn tả hết bằng lời trong mỗi cuộc chiến, ảnh chụp năm 1972.

San San

Nguồn SaoStar: http://saostar.vn/doi-song-xa-hoi/hinh-anh-phu-nu-viet-trong-chien-tranh-va-loan-lac-duoi-ong-kinh-phong-vien-nuoc-ngoai-850745.html