Hillary Clinton và 21 năm quan hệ với Trung Quốc ít người biết

Ít có ứng cử viên Tổng thống Mỹ nào hiểu về Trung Quốc hơn Hillary Clinton. Với mối quan hệ 21 năm, bà Clinton trở thành một nhân vật gây tranh cãi tại Bắc Kinh.

Với hơn hai thập kỷ có mối quan hệ với Trung Quốc trong các vai trò như đệ nhất phu nhân, thượng nghị sĩ Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao và ứng cử viên tổng thống hai lần, bà Hillary Clinton đã trở thành một nhân vật gây tranh cãi ở Trung Quốc cả với sự thân thuộc, yêu mến và ghét bỏ.

Khi bà Clinton thông báo quyết định tranh cử tổng thống Mỹ vào tháng 4.2015, phản hồi từ người sử dụng Internet Trung Quốc đã nhanh chóng phổ biến rộng rãi. Dư luận Trung Quố đặt cho bà những cái tên khó nghe như “phù thủy già” và vu cho bà là ngọn nguồn khởi đầu chiến tranh thế giới 3.

Năm 2013, tờ Global Times đã đưa ra một báo cáo đặc mô tả bà Clinton là một trong số "các chính trị gia Mỹ bị ghét nhất ở Trung Quốc".

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát công bố mới đây thấy, bà Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ được yêu thích ở Trung Quốc hơn so với đối thủ đảng Cộng hòa của bà là ông Donald Trump.

Bà Hillary Clinton.

Clinton dành được 37% số người được hỏi ở Trung Quốc nói rằng yêu thích bà, trong khí ông Trump chỉ nhận được 22% trong cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ tiến hành.

Bắc Kinh sẽ không bao giờ công khai suy nghĩ của mình cho một ứng cử viên tổng thống của Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm của dư luận Trung Quốc phần nào phản ánh được sự chào đón hay không chào đón của họ dành cho người đứng đầu Nhà Trắng tiếp theo.

Miles Yu, giáo sư lịch sử ngoại giao tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland nhận định: "Clinton có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc hơn so với đối thủ đảng Cộng hòa Donald Trump". Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể thấy giá trị của một tổng thống Clinton, và xem sự khó lường của Trump lại chính là một rủi ro.

Bà Hillary theo dõi một bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bà Clinton đã đến Trung Quốc nhiều lần trong các vai trò khác nhau, với kết quả là bà và các lãnh đạo Trung Quốc biết nhau khá tốt.

Lần đầu tiên bà Hillary Clinton đén Trung Quốc là năm 1995. Lúc đó bà đi dự Hội nghị Phụ nữ Thế giới lần thứ tư ở Bắc Kinh. Tại chuyến đi này, bà Hillary tuyên bố “Nhân quyền là quyền của phụ nữ và phụ nữ là nhân quyền”.

Tháng 6.1998, bà Hilalry Clinton quay trở lại Trung Quốc và ở lại lâu hơn. Cảm nhận về chuyến đi này trong cuốn sách “Hillary Clinton: những lựa chọn khó khăn”, bà Clinton cho rằng bà tin rằng theo thời gian Trung Quốc đã đón nhận cải cách và hiện đại hóa thì họ có thể trở thành một cường quốc xây dựng và một đối tác quan trọng của Mỹ. Nhưng điều này sẽ không dễ dàng, Mỹ cần phải thông minh và sáng suốt trong cách thức can dự vào Trung Quốc.

Chuyến trở lại Trung Quốc vào tháng 2.2009 trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ với mục đích xây dựng mối quan hệ lâu bền đủ để hòa giải những tranh chấp và khủng hoảng không thể tránh khỏi. Phần lớn thời gian trong chuyến thăm viếng đầu tiên đến Bắc Kinh trên cương vị ngoại trưởng này là những phiên họp để làm quen với các quan chức Trung Quốc cao cấp như Ủy viên Quốc vụ viện Đới Bỉnh Quốc.

Bà Hillary Clinton trong một chuyến thăm Trung Quốc.

Ông Đới Bỉnh Quốc cùng Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì trở thành những đối tác chính của bà Clinton trong chính quyền Trung Quốc thời điểm đó. Điều đặc biệt, bà Clinton đã có những cuộc nói chuyện thân mật và kéo dài trong nhiều giờ với ông Đới Bỉnh Quốc.

Trong cuốn hồi ký “Những lựa chọn khó khăn”, bà Clinton kể rằng: “Có lần trong một trong những chuyên đi đầu tiên của tôi đến Bắc Kinh, Đới Bỉnh Quốc trao cho tôi những món quà cá nhân chu đáo cho Chelsea và mẹ tôi, vượt ra ngoài các nghi thức ngoại giao thông thường. Lần sau ông đến Washington, tôi đáp trả bằng một món quà cho cô cháu gái duy nhất của ông, mà xem ra đã làm ông rất vui. Trong một cuộc họp sớm, ông rút ra bức ảnh một bé gái cho tôi xem và nói, “chúng ta làm mọi việc là vì điều này”. Tôi xem đây là cơ hội và trách nhiệm trọn đời. Việc Đới Bỉnh Quốc có cùng niềm đam mê với tôi đã trở thành nền móng cho mối quan hệ lâu dài giữa hai chúng tôi…”.

Zhiqun Zhu, một giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell, ở Lewisburg, Pennsylvania cho biết, Bắc Kinh có thể thấy lịch sử quan hệ lâu dài của bà Clinton với Trung Quốc và kinh nghiệm phong phú của mình trong ngoại giao thực sự là một tài sản quý chứ không phải là trách nhiệm trong mối quan hệ song phương phức tạp.

"Hillary Clinton đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc tương tác với ba thế hệ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đến Tập Cận Bình", ông Zhu nói.

Allen Carlson, một giáo sư về chính trị tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York cho biết: “Bắc Kinh đánh giá cao rằng Hillary Clinton là người có thể vạch ra rõ ràng trật tự thế giới có chỗ cho cả Mỹ và Trung Quốc, miễn là Bắc Kinh hoạt động mang tính xây dựng và có trách nhiệm trên sân khấu thế giới”.

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/hillary-clinton-va-21-nam-quan-he-voi-trung-quoc-it-nguoi-biet-718473.html