Hiện tượng ông Donald Trump - cú sốc bầu cử Mỹ hậu Brexit

Sự kiện ông Donald Trump giành thắng lợi với 289 phiếu đại cử tri ủng hộ và trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ không chỉ gây cú sốc đối với toàn thế giới mà còn cho thấy điều gì cũng có thể xảy ra trong một thế giới biến chuyển không ngừng như hiện nay.

Chiến thắng của ông Donald Trump trước một ứng cử viên giàu kinh nghiệm chính trường và là một chính trị gia nổi tiếng bà Clinton đã khiến toàn thế giới “shock”. Đây là một kết rất quả bất ngờ, mà trước đó chưa một kịch bản nào ngờ tới, bởi chưa ai có thể nghĩ rằng ông Donald Trump lại có thể giành số phiếu đại cử tri cách biệt xa như vậy trướcbà Hillary Clinton. Các thống kê cho thấy bà Clinton đã chiếm ưu thế áp đảo trong 322 cuộc khảo sát được tiến hành trước bầu cử và 90% người dân Mỹ đều tin rằng bà sẽ trở thành Tổng thống mới của nước Mỹ, chứ không phải là ông Donald Trump.

Ông Donald Trump đã giành chiến thắng và sẽ trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ

Thế nhưng ông Donald Trump giành thắng lợi chung cuộc và bỏ xa bà Clinton trong cuộc đua cuối. Bất chấp khác biệt và một lý lịch “dị thường”, cử tri Mỹ đã lựa chọn vị Tồng thống mới của mình và đó là ông Donald Trump. Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức, với nụ cười nở trên môi, ông Donald Trump như biến thành một con người khác hẳn so với con người trước đây, một chính khách mới của nước Mỹ với phong thái khoan thai, lịch lãm.

Điều gì đang xảy ra? Cả nước Mỹ tự hỏi và chưa ai có được câu trả lời thỏa đáng.

Một nhà ngoại giao đã kể rằng bạn ông, một người Mỹ sau đêm bầu cử Tổng thống 8/11, sáng ra đã thảng thốt gọi điện cho ông và kể rằng “bây giờ tôi mới thấm thía cảm giác của người dân Anh sau Brexit. Mọi thứ không còn trong tầm kiểm soát và thật bàng hoàng khi sáng mai thức dậy, nước Mỹ đã hoàn toàn thay đổi và tương lai bất định có thể đang chực chờ”.

* Ngày 23/06/2016, người dân Anh cũng đã trải qua một cú sốc không kém khi cử tri Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu bằng lá phiếu
* Tổng thống mới của Philippines Duterte triển khai một chính sách đối ngoại mới quay lưng lại với đồng minh Mỹ
* Hiện tượng ông Donald Trump – cú sốc bầu cử Mỹ

Tuy nhiên, sự kiện ông Donald Trump giành thắng lợi không phải là bất ngờ duy nhất trong năm. Ngày 23/06/2016, người dân Anh cũng đã trải qua một cú sốc không kém khi cử tri Anh quyết định rời bỏ Liên minh châu Âu bằng lá phiếu. Sau này, nhiều người dân Anh khi được hỏi đã nói rằng họ chưa bao giờ tưởng tượng được rằng chỉ ngủ dậy một đêm, họ đã không còn là công dân của EU. 6 tháng sau khi Brexit xảy ra, nước Anh vẫn đang “loay hoay” với những hệ lụy chính trị mà Brexit để lại với những tranh cãi chính trị và nguy cơ suy thoái kinh tế. Hàng loạt các tập đoàn lớn tuyên bố sẽ rút khỏi và viễn cảnh một nước Anh không còn là trung tâm tài chính toàn cầu được vẽ lên thật ảm đạm.

Tại Châu Á-Thái Bình Dương, việc Tổng thống mới của Philippines Duterte triển khai một chính sách đối ngoại mới quay lưng lại với đồng minh Mỹ và thân thiết với Trung Quốc, sau phán quyết của Tòa trọng tài La Hague, dự báo sẽ có nhiều thay đổi mới trong khu vực.

Và câu hỏi điều gì đang xảy ra lại một lần nữa không ai có câu trả lời.

Dưới góc nhìn phân tích, một số nhà quan sát cho rằng hiện tượng ông Donald Trump thắng cử là do tâm lý muốn thay đổi của cử tri Mỹ. Tất nhiên, không phủ nhận rằng bà Clinton có nhiều lợi thế hơn ông Trump với 30 năm kinh nghiệm chính trường và một gia đình Tổng thống hỗ trợ phía sau. Nhưng chính sự nhàm chán và 2 nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Obama và đảng Dân chủ đã khiến cử tri Mỹ thờ ơ với những gì đang diễn ra. Họ khát khao thay đổi, mong chờ một sự thay đổi và dù ông Trump không phải là một ứng cử viên hoàn hảo, nhưng ông Trump lại là tia hy vọng đem lại sự thay đổi ấy cho người Mỹ.

Trong trường hợp Brexit, người ta lý giải rằng sự chán ngán một EU già cỗi đã thúc đẩy các cử tri Anh quyết định. Người Anh đã nghĩ rằng những cơ chế gò bó, sự ràng buộc tài chính và những cơ hội phải san sẻ đều trong EU đã làm vướng chân họ. “Gật đầu với Brexit” chính là một sự giải thoát, ít nhất là về mặt niềm tin và tư tưởng.

Còn sự quyết đoán và những cam kết thay đổi của ông Rodrigo Duterte đã giúp ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines cách đây ít tháng. Và nó cũng giúp ông giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân trong nước cho dù không ít quốc gia đã chỉ trích chính sách tiêu diệt tội phạm ma túy cứng rắn của ông.

Cảm xúc của người dân Mỹ sau chiến thắng của Donald Trump

Có lẽ tâm lý muốn thay đổi đã giải thích cho những điều bất thường đang xảy ra.Khi thế giới đang vận động và biến chuyển không ngừng, con người không còn muốn tự nhốt mình trong những khung hình quen thuộc. Chỉ có điều, mỗi cá nhân phải thích ứng ra sao với những điều bất thường đang diễn ra ấy là điều phải tính đến, nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Trả lời kênh truyền hình Anh Sky News tại thành phố New York (Niu Y-oóc) Mỹ, ông Johnson nhấn mạnh nước này đang thảo luận với các quốc gia thành viên EU cũng như các nước đối tác, và hy vọng rằng vào đầu năm tới sẽ có thể "kích hoạt" Điều 50 Hiệp ước Lisbon. Bước đi trên sẽ đánh dấu việc Anh chính thức khởi động 2 năm đàm phán để rời khỏi "ngôi nhà chung" EU sau khi người dân nước này ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23/6 vừa qua.

Tuy vậy, theo ông Johnson, sẽ không cần phải mất tới 2 năm để hoàn tất các cuộc đàm phán Brexit. Người đứng đầu ngành ngoại giao Anh cũng lên tiếng chỉ trích những lời khuyên cho rằng Chính phủ nước này cần phải tiếp tục cho phép dòng người EU tự do di chuyển vào lãnh thổ Anh nếu muốn duy trì việc tiếp cận với thị trường EU đơn nhất. Ông nhấn mạnh cho dù hậu Brexit, "xứ sở sương mù" vẫn sẽ đóng vai trò trong các vấn đề quốc phòng, an ninh và chính sách ngoại giao liên châu Âu.

Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May (Thê-rê-xa May) chưa đưa ra bất kỳ sự xác nhận nào đối với tuyên bố nói trên của Ngoại trưởng Johnson, song nhấn mạnh rằng Chính phủ nước này sẽ không kích hoạt Điều 50 trước cuối năm nay theo đúng như tuyên bố trước đó của Thủ tướng May và sẽ tận dụng thời gian này để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán sắp tới.

Cùng ngày, tại buổi tiếp Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz (Ma-tin Xun-dơ) - người hối thúc London nhanh chóng "kích hoạt" Điều 50 Hiệp ước Lisbon, Thủ tướng Theresa May nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để Anh chuẩn bị cho tiến trình rời EU, song nêu rõ việc Anh rời EU không có nghĩa là nước này "rời châu Âu". Nhà lãnh đạo Anh cũng khẳng định nước này mong muốn EU sẽ tiếp tục là một khối vững mạnh và duy trì mối quan hệ thân thiết với Anh để đảm bảo các lợi ích chung cho cả hai bên.

N. Quang

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/hien-tuong-ong-donald-trump-cu-soc-bau-cu-my-hau-brexit-n124722.html