Hiếm hoi ảnh bên trong tàu ngầm hạt nhân Pháp

Những hình ảnh hiếm hoi bên trong tàu ngầm hạt nhân của Pháp vừa mới được hé lộ cho công chúng.

Tàu ngầm hạt nhân Pháp Redoutable (S611) có chiều dài 128 mét, giãn nước 8.000 tấn. Nguồn ảnh: QQ.

S611 đã phục vụ trong lực lượng Hải quân Pháp từ năm 1971 cho đến năm 1991 trước khi bị cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: QQ.

Tàu ngầm hạt nhân này sử dụng động cơ điện One GWC PAR K15 PWR cung cấp lực đẩy 16.000 sức ngựa giúp nó di chuyển được dưới nước với vận tốc tối đa lên đến 20 knots, tương đương với khoảng 37 km/h. Nguồn ảnh: QQ.

Sử dụng động cơ hạt nhân để sạc ác quy cung cấp điện nên giống như mọi loại tàu ngầm hạt nhân khác, tầm hoạt động của S611 là không giới hạn và có thể lặn liên tục 6 tháng liền. Nguồn ảnh: QQ.

Hệ thống điều khiển động cơ hạt nhân và hệ thống sạc-xả ác-quy trên tàu. Nguồn ảnh: QQ.

Con tàu này có tổng cộng 3 tầng, trong đó bao gồm tầng 1 là hệ thống chỉ huy, tầng 2 là hệ thống kỹ thuật và tầng 3 là phòng ngủ và bếp. Ảnh: Lối lên tháp chỉ huy. Nguồn ảnh: QQ.

Mặc dù rất rộng lớn, nhưng thực tế không gian bên trong con tàu này là quá hẹp với số lượng thủy thủ đoàn được biên chế lên đến 120 người. Nguồn ảnh: QQ.

Tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo tầm trung M20 BSMS mang đầu đạn hạt nhân dẫn đường kèm theo 4 ống phóng ngư lôi F-17 và L5 533mm. Ảnh: Hệ thống dẫn đường và 4 công tắc phóng ngư lôi trên tàu. Nguồn ảnh: QQ.

Ngoài 4 quả ngư lôi được nạp sẵn trong ống phóng, tàu cũng được biên chế thêm 4 quả ngư lôi dự phòng. Ảnh: Ống phóng ngư lôi số 3 cùng hệ thống van điều khiển ngập nước khoang ngư lôi. Nguồn ảnh: QQ.

Tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm M20 nặng khoảng 20 tấn, dài 10,4m, tầm bắn đạt 3.000km. Ảnh: Khoang điều khiển tên lửa bên trong S611. Nguồn ảnh: QQ.

Nếu so với công nghệ hiện tại thì hệ thống dẫn đường này là rất thô sơ nhưng thực tế tên lửa M20 BSMS thời đó chỉ có sai số khoảng 120 mét, một con số vô nghĩa đối với đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Hệ thống máy tính dẫn đường cho đầu đạn hạt nhân M20. Nguồn ảnh: QQ.

Có nguyên lý hoạt động giống hoàn toàn với các tàu ngầm từ thời thế chiến thứ 2, khi nổi S611 chỉ cần 1 người điều khiển nhưng khi lặn cần tới 2 người, trong đó 1 người điều chỉnh bánh lái đuôi tàu một người điều chỉnh cánh bằng thân tàu. Ảnh: Khoang điều khiển với hai ghế "tài xế" trên tàu S611. Nguồn ảnh: QQ.

Tầng đáy là khu vực bao gồm phòng ngủ, phòng ăn, bếp và bệnh viện. Thực chất trên tàu chỉ có tối đa khoảng 70 giường cho 120 thủy thủ, nhưng do tàu hoạt động liên tục 3 ca nên chỉ cần 70 giường cho 2 kíp trực nghỉ là đủ. Nguồn ảnh: QQ.

Một phòng ngủ dành cho sỹ quan với nội thất hoàn toàn bằng gỗ cực kỳ "sang chảnh". Nguồn ảnh: QQ.

Phòng bếp hoạt động 24/24 để đáp ứng cho cả 3 ca thủy thủ hoạt động. Nguồn ảnh: QQ.

Dù không gian chật hẹp nhưng vẫn có một phòng khách khoảng 20 mét vuông dành cho các sỹ quan nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: QQ.

Lối lên xuống với cầu thang rất dốc và hẹp, việc sử dụng thang leo đứng rất bị hạn chế vì trong trường hợp vận chuyển thương binh thang thẳng đứng sẽ gây rất nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: QQ.

Phòng ngủ cho thủy thủ trên tàu, thực chất mỗi một giường có 2 người thay nhau nằm nên có thể coi mỗi một phòng này chứa tới... 12 người. Nguồn ảnh: QQ.

Tuấn Anh (theo QQ)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/hiem-hoi-anh-ben-trong-tau-ngam-hat-nhan-phap-785637.html