Hiểm họa từ đồ chơi Trung Quốc

Tamnhin.net - Hiện đồ chơi Trung Quốc trôi nổi trên thị trường chứa nhiều chất độc hại không còn xa lạ với nhiều người dân. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên trên địa bàn Hà Nội, có đến hơn 90% đồ chơi trẻ em có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan trên thị trường.

Hàng Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt (ảnh minh họa, nguồn Internet)

Hàng tàu bán tràn lan

Dạo quang trên các tuyến phố chính của Hà Nội, người mua không dễ bắt gặp những đồ chơi truyền thống của người Việt, thay vào đó hàng Trung Quốc được bán tràn lan với những mẫu mã, chủng loại bắt mắt người tiêu dùng.

Theo chân chị Hòa (Hoàng Mai, Hà Nội), chị cho biết, “hai vợ chồng đều làm công ăn lương, kinh tế có phần hạn hẹp, mỗi lần đến dịp Tết Thiếu nhi (01-6), Rằm Trung thu, sinh nhật hai con chị đều chọn những món quà tặng rẻ dao động vài chục nghìn đồng”.

Khi hỏi chị về tác hại từ đồ chơi hàng Trung Quốc, chị bao biện “Nhiều người mua cho con có bị làm sao đâu, bao nhiêu người mua đấy, tôi không quan tâm, miễn là mua được đồ rẻ”.

Khác với chị Hòa, anh Minh cho biết: “Trước có nghe nhiều về tác hại đồ chơi Trung Quốc, ảnh hưởng trục tiếp người dùng. Thay vào những món quà đó, mỗi dịp của trẻ nhỏ anh thường đưa cả nhà đi ăn, đi chơi đâu đó”.

Theo ghi nhận của PV, các loại đèn lồng truyền thống thường làm bằng giấy, màu sắc đơn giản với hình vẽ thủ công, giá bán giao động từ 30.000 – 60.000 đồng/sản phẩm tùy kích cỡ. Trong khi đó những loại đèn lồng không rõ xuất xứ hoặc của Trung Quốc lại có màu sắc đa dạng.

Bên cạnh đó, những đồ chơi truyền thống mặt nạ bị chê kém hấy dẫn. Thường là những hình thù cá nhân vật dân gian chú Cuội, lợn, trâu. Trong khi đó, những loại mặt nạ siêu nhân, công chúa…được thu hút trẻ em hơn. Với sản phẩm này giá khoảng 3.000 – 5.000 đồng/sản phẩm.

Tại những tuyến phố lớn cho tới các cửa hàng nhỏ ở quê, hàng Trung Quốc được bán với số lượng lớn, hình thức mẫu mã bắt mắt người tiêu dùng, giá rẻ, phải chăng, vì điều này hàng Trung Quốc mới có đất phát triển.

Các cửa hàng đã thế, tại các siêu thị, trung tâm bán lẻ đồ trẻ em cũng không khá hơn. Tại siêu thị Kinh Đô (Giải Phóng) hay Metro Hà Nội đều có gian hàng đồ chơi trẻ em song hàng Việt khá thưa thớt, chỉ là tranh ảnh, chữ, đất nặn hay thú cưng bằng gỗ sơn… Còn lại đều là các mặt hàng đồ chơi Trung Quốc với chất lượng không khác gì các cửa hàng ngoài phố.

Khuyến cáo người tiêu dùng

Còn nhớ cách đây chưa lâu. Bé trai 7 tuổi (xã Thanh Tùng, Thanh Miện, Hải Dương) tử vong vì tắc đường thở do đạn cao sư từ món đồ chơi mới mua tại cửa hàng quán gần trường tiểu học Theo đó, bé Hải B. khoe với anh trai mình là cháu Nguyễn Kim Hải D. (9 tuổi) rằng có món đồ chơi mới mua được tại một quán hàng gần trường tiểu học sau buổi chiều tan học. Chiếc đồ chơi hình xe máy khiến cháu D. tử vong Món đồ này vừa là chiếc xe máy, vừa có còi để thổi và một đầu có thể lắp đạn bằng cao su. Cùng với đó là một chiếc cần nảy làm cò bắn. Theo người nhà của bé, khi hai anh em nô đùa và giằng nhau thứ đồ chơi Trung Quốc này thì một tiếng “tách” phát ra từ món đồ chơi mà chúng đang tranh giành. Sau đó bé trai khựng lại và xỉu dần, mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay nhưng bé trai đã không qua khỏi.

Hay vụ 22 học sinh tại THCS Quảng Đông, Quảng Xương, Thanh Hóa phải nhập việc sau khi bị ngộ độc do hít phải khí lạ từ đồ chơi hạt nổ ngâm nước. Nhiều phụ huynh từng thứ hạt này về tự kiểm chứng. Tiến hành làm thí nghiệm, thả một túi hạt cườm đủ màu sắc vào nước. Sau đó khoảng một giờ đồng hồ, những hạt này hút nước nở ra rất to. Tiếp tục dùng nước đó thả một vài con cá cảnh vào, một lúc sau cá chết.

Trên đây chỉ là hai trong số những vụ tai nạn đáng tiếc của trẻ do dùng đồ chơi Trung Quốc.

Trước những hiểm họa, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa tối hậu thư cho Trung Quốc, đe dọa sẽ cấm nhập khẩu một số mặt hàng của nước này, trong đó có đồ chơi do các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn. Trước đó, EU đã từng ra lệnh thu hồi 15 mặt hàng trang phục trẻ em có xuất xứ Trung Quốc, vì các sản phẩm chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe trẻ em.

Theo một chuyên gia tâm lý, thường xuyên tiếp xúc với những đồ chơi bạo lực này sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành tâm lý, dễ dẫn đến các hành vi mang tính bạo lực, côn đồ rất khó kiểm soát ở trẻ. Mặt khác, những loại đồ chơi này thường làm từ nhựa tái chế rất độc hại.

Đặc biệt, theo Viện khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học, đơn vị đã từng kiểm nghiệm đối với một số mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc, kết quả cho thấy, lượng muối cadimin (cd) trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em của Bộ KH&CN.

Như vậy, trẻ cần tiếp xúc là có thể bị nhiễm cd. Nếu tiếp xúc nhiều với đèn lồng nhiễm cd hàm lượng quá cao dẫn đến tích lũy nhiều trong thận và phát triển sau đó.

Bên cạnh đó, chuyên gia cho biết, các loại mặt lạ từ nhựa đều không rõ nguồn gốc thường được sản xuất từ nhựa cao su, sơn phun màu và nhiều thành phần hóa học khác, trong đó có nhiều thành phần gây nguy hiểm tới cơ thể.

Nếu chứa 0,65% DEHD – một thành phần để kéo dẻo nhựa và được các nhà nghiên cứu cho là có khả năng làm con người dụi ứng như nổi mẩn, ngứa ngáy, phát ban, nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng

Trước những hiểm họa đó, cho tới nay, những loại đồ chơi Trung Quốc vẫn được bày bán trên thị trường, chưa có sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan chức năng.

Hy vọng, với sự vào cuộc của các cấp đò chơi Trung Quốc không có “đất” để phát triển. Hay chí ít có sự cạnh tranh lành mạnh giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng./.

Nguyệt Linh

Nguồn Tầm Nhìn: http://tamnhin.net/hiem-hoa-tu-do-choi-trung-quoc-141255.html