Hệ thống, kĩ năng giải bài tập các quy luật di truyền môn Sinh học

Không chỉ bởi vì nó luôn chiếm tỉ lệ điểm số cao trong cấu trúc của các đề thi cấp tỉnh cũng như các đề thi cấp quốc gia mà đây còn là nội dung chứa đựng nhiều thách thức với những bài toán khó thuộc dạng bài tập tổng hợp.

Trong đó, phải đặc biệt kể đến dạng bài tập di truyền tương tác giữa các gen không alen nhưng có sự kết hợp đồng thời với một số quy luật di truyền khác (như di truyền liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, di truyền liên kết giới tính, phân li độc lập,... )

Chương II - Các quy luật di truyền” trong phần V - Di truyền học” thuộc chương trình Sinh học 12, mỗi quy luật di truyền được phân phối theo từng bài, từng tiết riêng rẽ theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên chỉ có thể giúp học sinh nghiên cứu từng quy luật, ít có điều kiện đầu tư cho việc phát triển kĩ năng giải toán.

Mặt khác, hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều tài liệu được biên soạn để hỗ trợ giáo viên và học sinh nghiên cứu về các quy luật di truyền như quy luật Menđen, Liên kết gen, Hoán vị gen, Di truyền liên kết với giới tính,... nhưng riêng đối với quy luật di truyền Tương tác giữa các gen không alen thì hầu như các tài liệu mới chỉ tập trung giới thiệu các dạng cơ bản nhất: Tương tác bổ sung, tương tác cộng gộp, tương tác át chế.

Trong khi đó các bài toán có sự phối hợp đồng thời giữa di truyền tương tác giữa các gen không alen với các quy luật di truyền khác - dạng bài toán giúp học sinh phát triển tư duy logic, phát triển kĩ năng giải toán tổng hợp các quy luật di truyền - thì lại hầu như chưa được đề cập một cách có hệ thống.

Do vậy, ngay cả đối với học sinh có nhận thức khá tốt nhưng khi gặp bài toán tương tác gen tổng hợp, có sự di truyền đồng thời của nhiều tính trạng với những quy luật di truyền khác nhau thì phần lớn học sinh thường rơi vào tình trạng bối rối, mất phương hướng, mất nhiều thời gian và công sức, nhiều học sinh không xác định được cách giải. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân làm cho học sinh khó đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra quan trọng.

Dạng toán gen trên nhiễm sắc thể thường

Phương pháp chung để giải dạng toán này như sau:

Bước 1: Xét sự di truyền của từng tính trạng để xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng đó.

Bước 2: Xét sự di truyền đồng thời các tính trạng: Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng => các gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

Nếu đời con có tỉ lệ kiểu hình chung không bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng => có hiện tượng di truyền liên kết (liên kết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) giữa 2 hay nhiều gen không alen quy định các tính trạng khác nhau.

Dựa vào so sánh số loại kiểu hình đời con thu được trong phép lai (với kết quả của phân li độc lập) để xác định kiểu di truyền liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn; dựa vào tỉ lệ các loại kiểu hình ở đời con để xác định tần số hoán vị gen (nếu là di truyền liên kết không hoàn toàn).

Tham khảo các ví dụ về bài tập di truyền tương tác gen với di truyền phân li độc lập TẠI ĐÂY

Tham khảo các ví dụ về bài tập di truyền tương tác gen với di truyền liên kết gen TẠI ĐÂY

Dạng toán về gen trên nhiễm sắc thể giới tính

Để nhận biết hiện tượng gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính di truyền theo kiểu tương tác với gen khác không alen, ta dựa vào các dấu hiệu sau:

Phép lai một tính trạng nhưng đời con xuất hiện tỉ lệ kiểu hình có dạng 9:7, 9:6:1, 9:3:3:1, 9:3:4, 15:1, 13:3, 12:3:1 hoặc biến dạng của các tỉ lệ trên.

Sự phân li kiểu hình khác nhau ở 2 giới đực, cái.

Xem các ví dụ cụ thể TẠI ĐÂY

Xem các bài tập áp dụng cho các dạng toán trên TẠI ĐÂY

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/he-thong-ki-nang-giai-bai-tap-cac-quy-luat-di-truyen-mon-sinh-hoc-2365563-v.html