Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao*

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), ngày 31/5, tại TP. Hồ Chí Minh, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước”. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã phát biểu khai mạc Hội thảo. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Những ngày tháng năm này, cả dân tộc ta sống trong khí thế sôi động, đầy ý nghĩa của những ngày kỷ niệm lớn: 36 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước; Ngày Quốc tế Lao động 1/5; 57 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 121 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Đặc biệt, ngày 22/5, là ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp vừa thành công tốt đẹp. Trong không khí sôi động đó, hôm nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đúng 5 ngày trước kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011), Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hành trình tìm đường cứu nước”. Thay mặt các cơ quan đồng tổ chức Hội thảo, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương; các đồng chí lão thành cách mạng, các giáo sư, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, cùng đông đảo các vị đại biểu đến dự cuộc Hội thảo rất quan trọng này. Cách đây 100 năm, ngày 5/6/1911, từ Bến cảng Sài Gòn, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã ra đi tìm đường cứu nước. Đó là thời điểm sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta bế tắc về đường lối, “như trong đêm tối không có đường ra”. Biết bao cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước bị thực dân đàn áp, bị dìm trong bể máu và đều thất bại. Khi ấy, anh Ba (tên gọi của Bác Hồ lúc đó) ra đi với một lòng yêu nước cháy bỏng và một mẫn cảm, một sự nhạy bén chính trị tuyệt vời ẩn sau một thân phận rất đỗi bình thường, người phụ bếp trên chiếc tàu của Pháp. Nhưng, theo thời gian, thực tiễn lịch sử đã khẳng định, đó là sự mở đầu cho một cuộc hành trình vĩ đại, vô cùng suốt 30 năm đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho cả dân tộc Việt Nam của Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Và thật là kỳ diệu, sự khởi đầu đó đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện lớn lao, một mốc son đánh dấu giai đoạn lịch sử vẻ vang, mở ra Bôn ba khắp năm châu, bốn biển, vừa lao động kiếm sống, vừa tìm hiểu thực tiễn ở nhiều nước tư bản và những xứ thuộc địa, ở ngay nước Pháp, nơi các thế lực thực dân tự xưng là “chính quốc” của các xứ thuộc địa trong đó có xứ Đông Dương; tắm mình trong cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức..., Nguyễn Tất Thành đã nhận ra “” và Người khẳng định: nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới phải đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị, thực hiện khát vọng sâu xa là độc lập, tự do cho Tổ quốc mình, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính mình. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc rất đúng đắn và sáng tạo, về cơ bản, lần đầu được trình bày trong tác phẩm Đường Kách Mệnh. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành mục tiêu, lý tưởng, thành ngọn cờ chiến đấu và chiến thắng của Đảng và nhân dân ta trong hơn tám thập kỷ qua và mãi đến mai sau. Sau 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử sâu sắc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cao trào cách mạng bùng lên, tập hợp các tầng lớp nhân dân vùng dậy làm nên thắng lợi long trời chuyển đất của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong những giai đoạn tiếp theo, cách mạng nước ta tiếp tục giành được những thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giải phóng, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 và Đại thắng mùa xuân năm 1975 - chói lọi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước và thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà, tiếp tục đưa đất nước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thành quả vĩ đại của cuộc hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ thể hiện ở chỗ: Những câu hỏi lớn nhất đối với dân tộc Việt Nam, với cách mạng Việt Nam, mà trước đó chưa ai tìm được câu trả lời, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giải đáp sáng tỏ, đầy sức thuyết phục. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về đại đoàn kết dân tộc - động lực vô địch của cách mạng nước ta, về nhà nước của dân, do dân, vì dân, về sức mạnh vĩ đại của nhân dân... trở thành tài sản tinh thần vô giá của Đảng ta, dân tộc ta. Giá trị lịch sử sâu xa của cuộc hành trình tìm đường cứu nước và của toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là ở lời giải cho những vấn đề vô cùng lớn lao và hệ trọng đó. Nhân dân Việt Nam đời đời biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi từ cuộc hành trình vĩ đại tìm đường cứu nước và cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã để lại cho chúng ta và con cháu mai sau những di sản quý báu, tư tưởng cách mạng vô cùng sáng suốt, toàn diện, sáng tạo và mãi mãi trường tồn. Hội thảo hôm nay được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, điều đó có một ý nghĩa rất đặc biệt. Theo nhiều nhà nghiên cứu, Bác Hồ của chúng ta trải qua hai cuộc hành trình lớn. Hành trình thứ nhất từ tuổi ấu thơ đến tuổi thanh niên của Nguyễn Tất Thành, đi từ miền Trung quê hương của Người, dọc theo hướng nam vào đến Sài Gòn - Gia Định. Rồi chính vùng đấy này trở thành điểm xuất pháp để bắt đầu một cuộc hành trình thứ hai tìm đường cứu nước của Người vào năm 1911. Như vậy, vùng đất Sài Gòn – Gia Định năm xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, trở thành trong cuộc hành trình vĩ đại của Bác; vừa là của cuộc hành trình từ tuổi ấu thơ đến tuổi thành niên và vừa là cho cuộc hành trình vĩ đại đi tìm chân lý, tìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Trong mọi giai đoạn cách mạng, thành phố Hồ Chí Minh đã xứng đáng với vị trí lịch sử đó của mình, cùng cả nước kiên cường chiến đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, đã trụ vững, chiến thắng và góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới, đang nỗ lực phấn đấu để về đích trước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tất cả những cống hiến và thành tựu to lớn đó, vùng đất Sài Gòn – Gia Định - trong cuộc hành trình vĩ đại của Bác – thật xứng đáng, thật tự hào về vinh dự được mang tên Người – Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học đi sâu, nghiên cứu về cuộc hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do ý nghĩa lịch sử sâu xa và giá trị lớn lao của cuộc hành trình đó đối với cách mạng Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, chúng ta còn phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn. Cuộc Hội thảo hôm nay nhằm thực hiện công việc nhiều ý nghĩa nên trên, không chỉ góp phần khẳng định sâu sắc hơn ý nghĩa và giá trị lịch sử lớn lao của cuộc hành trình vĩ đại đó, mà còn góp phần tìm ra những bài học lớn cho hiện tại và tương lai của dân tộc. Hơn 135 báo cáo khoa học gửi về tham dự Hội thảo hôm này là những luận cứ khoa học, những tấm lòng thể hiện niềm kính yêu vô hạn đối với Bác. Tại cuộc Hội thảo này, chúng ta tiếp tục phân tích, lý giải khoa học về sự hình thành, phát triển và tầm vóc của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kính yêu, nguyện kế tục xứng đáng và được nhân dân thế giới kính phục. Những kết quả trong Hội thảo này sẽ làm phong phú hơn hiểu biết của chúng ta về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh, kịp thời góp phần vào việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong thời gian tới - một nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định. Với ý nghĩa nên trên, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội thảo “ do Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đồng tổ chức. * Đầu đề do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đặt.

Nguồn ĐCSVN: http://www.cpv.org.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?cn_id=462240&co_id=30296