Hành trình 'hóa rồng' của Fast & Furious: Từ một bộ phim kinh phí thấp đến series thành công đỉnh cao

Khởi đầu với tư cách một phim hành động không quá tham vọng vào năm 2001, ngày nay 'Fast and Furious' đã trở thành một trong những franchise thành công nhất thế giới, với tổng doanh thu lên tới gần 5 tỷ đô-la Mỹ sau 8 phần phim.

Nếu quay lại 16 năm trước – thời điểm mà phần đầu Fast & Furious ra mắt, hẳn bạn sẽ không cho rằng đây là cái tên phải xem trong lịch trình tận hưởng mùa phim bom tấn. Với kinh phí 38 triệu USD, Fast and the Furious gần như chẳng có dấu hiệu gì cho thấy đây là khởi đầu của một thương hiệu tỷ đô như ngày nay.

The Fate of the Furious – phần mới nhất của loạt phim này hiện làm mưa làm gió tại các quầy vé trên toàn cầu, trong khi đó kẻ tiền nhiệm Furious 7 thì đang đứng thứ 6 trong danh sách những tác phẩm ăn khách nhất trong lịch sử. Và trong tương lai không xa, rất có thể kẻ tiền nhiệm này cũng sẽ bị lùi xuống vị trí thứ 7 để nhường cho đàn em lên ngôi.

Fast & Furious cũng làm tốt vai trò “bệ phóng” đẩy những tên tuổi như Vin Diesel, Paul Walker và Michelle Rodriguez lên hàng sao hạng A của Hollywood. Thậm chí, bài hát chủ đề của phim – See You Again do Charlie Puth và Wiz Khalifa thể hiện cũng được hưởng sái độ đình đám và trở thành một trong những ca khúc thành công nhất ba năm trở lại đây.

Bộ phim dành cho mọi khán giả

Phần một phim có kinh phí là 38 triệu USD, sang phần hai, nhà sản xuất đã nâng con số lên thành 76 triệu USD.

Phần một phim có kinh phí là 38 triệu USD, sang phần hai, nhà sản xuất đã nâng con số lên thành 76 triệu USD.

Quay ngược lại năm 2001, một chuyên gia trên trang Rotten Tomatoes đã nhận xét Fast & Furious làm gợi nhớ đến “những bộ phim bảnh chọe dành cho tuổi teen từ thời thập niên 50”. Dù vậy, có vẻ như nó đã đào trúng mỏ vàng khi khai thác đề tài đua xe dành cho đàn ông, với đủ yếu tố lãng mạn để níu giữ người xem nữ, qua đó trở thành lựa chọn “tuyệt hảo” cho những buổi hẹn hò tại rạp chiếu. Đó là chưa kể, dàn diễn viên của Fast and Furious vô cùng đa dạng với đủ các sắc tộc, từ da màu, tới la-tinh và châu Á. Nổi bật hơn cả, ngôi sao chính Vin Diesel mang một ngoại hình pha trộn của nhiều nét đặc trưng đến từ những chủng tộc khác nhau, khiến khán giả quốc tế có thể dễ dàng nhìn thấy bản thân trong nhân vật Dom Toretto mà anh thủ vai.

Phần 3 The Fast and the Furious: Tokyo Drift có doanh thu 158 triệu USD, và con số phần bốn Fast & Furious là 363 triệu USD.

Tuy nhiên, nhiêu đó lý do vẫn không đủ để lý giải vì sao Fast & Furious lại được đánh giá tích cực, trong khi những bom tấn hành động cũng hấp dẫn phái mạnh không kém như Transformers (khai thác đề tài robot) thì bị chê tơi tả. Chìa khóa cho thành công về mặt chuyên môn của Fast & Furious có lẽ nằm ở sự “trưởng thành” của bộ phim qua các phần. So sánh nội dung của phần đầu tiên – cảnh sát nằm vùng Brian O’Conner (Paul Walker) tìm cách trà trộn để bắt giữ nghi phạm kiêm tay đua vượt trội Dom Toretto (Vin Diesel) – với những phần gần đây, ai cũng có thể thấy sự thay đổi rõ ràng mà loạt phim này đã trải qua.

Fast Five (phần 5) được đánh giá là phần hay nhất series, mang lại 626 triệu USD doanh thu – bỏ rất xa khởi điểm phần một.

Fast Five ra mắt năm 2011 có thể coi là bước đột phá lớn của Fast & Furious, nâng tầm loạt phim từ một series đua xe cảm giác mạnh thông thường lên thành thể loại hành động truy đuổi, chỉ sử dụng ô tô làm điểm nhấn. Qua đó, những phần phim gần đây đã lôi kéo được không ít khán giả mới, những người trước đó vốn không thích thú với xe cộ hay tốc độ cũng có thể thoải mái xem phim. Kể cả những phần ban đầu bị cho là tệ như Tokyo Drift về sau cũng được nhìn nhận tốt hơn khi đặt nó vào mạch truyện lớn của cả series. Chính sự tiến triển vững chắc, thay vì kiểu “đóng khung” nhân vật từ phần này sang phần khác như Transformers, đã khiến người xem luôn thoải mái tiếp nhận Fast & Furious mỗi khi tập mới ra rạp.

Đặt diễn viên lên hàng đầu

Fast 7 chính là phần phim thành công đỉnh cao về mặt thương mại lẫn danh tiếng của series. Bộ phim đạt ngưỡng doanh thu khổng lồ là

Khi nhắc đến Fast & Furious ngoài những màn đua xe máu lửa đầy kích thích, người xem đều có ấn tượng với dàn diễn viên đẹp mã, cao ráo, phong trần. Chính việc đầu tư một “bộ sậu” chất lượng ngay từ đầu gồm Dom, Brian, Letty, Mia,… đã giúp loạt phim giữ vững phong độ sau hơn 15 năm tung hoành trên màn ảnh. Không chỉ có vậy, Fast & Furious còn không ngừng gia tăng lực lượng bằng những diễn viên đầy triển vọng như Jason Statham, Gal Gadot, và nhất là Dwayne “The Rock” Johnson. Màn ra mắt của Dwayne trong vai Luke Hobbs đã được đánh giá là điều xuất sắc nhất trong Fast Five, góp phần đem lại thành công lớn cho phần phim này.

See You Again cũng là một MV “bom tấn” của làng nhạc.

Năm 2013, Paul Walker bất ngờ qua đời trong một tai nạn ô tô, khi Furious 7 mới chỉ quay xong một nửa. Thay vì sửa lại kịch bản và cast lại vai của Paul trong phim như nhiều nhà sản xuất khác hay làm, biên kịch Fast & Furious quyết định sử dụng hiệu ứng kỹ xảo để tái tạo lại hình ảnh anh, nhờ đó vẫn duy trì được thời lượng như dự kiến ban đầu. Ra mắt năm 2015, Furious 7 nhận được sự hưởng ứng rầm rộ từ đông đảo khán giả, kể cả những người chưa từng xem Fast & Furious cũng đổ xô đi xem để tưởng nhớ Paul Walker. Có thể nói, việc để cao vai trò của diễn viên cũng là một trong những lý do khiến Fast & Furious ghi điểm lớn với người yêu điện ảnh.

Trong thời điểm phim siêu anh hùng bùng nổ, thì một franchise như Fast & Furious chính là thứ cứu vớt sự đa dạng của thể loại hành động. Với thắng lợi lớn của The Fate and the Furious hiện tại, loạt phim này chắc chắn sẽ tiếp tục tăng tốc và trở nên đình đám hơn nữa trong những năm tới.

Luke

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/dien-anh/hanh-trinh-hoa-rong-cua-fast-furious-tu-mot-bo-phim-kinh-phi-thap-den-series-thanh-cong-dinh-cao-1249467.html