Hạn chế tác dụng phụ trong điều trị huyết áp cao như thế nào?

Nhu cầu hạ huyết áp một cách nhanh chóng là điều cần thiết trong điều trị cao huyết áp. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều người bệnh đã phải bỏ thuốc vì không chịu nổi các tác dụng phụ.

Điều này rất nguy hiểm vì huyết áp không được kiểm soát sẽ gây ra những hậu quả nặng nề như tai biến liệt nửa người, tàn phế,.... Vậy đâu là giải pháp để giúp người bệnh ổn định huyết áp, không lo tai biến và hạn chế những tác dụng phụ của thuốc?

Mặt trái của thuốc điều trị huyết áp cao

Các thuốc điều trị cao huyết áp có tác dụng nhanh, giúp hạ xuống nhanh chóng sau khi dùng. Nhưng ngược lại, việc sử dụng lâu dài và thường xuyên các loại thuốc này có thể gây rất nhiều tác dụng phụ. Người bệnh có nguy cơ bị hạ huyết áp đột ngột, hạ canxi, magie, kali trong máu, phù ngoại vi ... Nghiêm trọng hơn, các thuốc này có thể gây hen suyễn, suy thận, suy giảm chức năng gan, thậm chí liệt dương và suy tim.

Biểu hiện trước mắt của các tác dụng phụ này là người bệnh đi tiểu nhiều, bị chuột rút ở chân, đau chân (khi dùng nhóm thuốc lợi tiểu), nhức đầu, mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, đau cơ khớp, ho khan, dị ứng (khi dùng thuốc ức chế men chuyển). Một số người sẽ cảm thấy bàn tay và bàn chân lạnh, mất ngủ, ho, thở khò khè, hụt hơi ngay cả khi vận động nhẹ, nặng ngực (khi dùng thuốc chẹn beta), táo bón, sưng mắt cá chân, chóng mặt, hồi hộp, đau đầu, tim đập nhanh (khi dùng thuốc chẹn kênh canxi), … Thậm chí, người bệnh có thể bị sung huyết mũi, đau ngực, đỏ bừng mặt, đau và sưng khớp, đau dạ dày, rối loạn cương dương…

Người bệnh bị tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp cao

Các tác dụng phụ nói trên đã được các nhà sản xuất ghi rất rõ trong tờ toa. Người bệnh cần đọc kỹ để nắm được, và cần thông báo ngay cho bác sĩ biết khi gặp tác dụng phụ chứ không được tự ý bỏ thuốc.

Kiểm soát huyết áp, phòng ngừa tai biến mà không lo tác dụng phụ

TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa Nội, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: “Người bệnh cao huyết áp phải dùng thuốc suốt đời nên không thể tránh khỏi các tác dụng phụ.

Xu hướng mới trong điều trị cao huyết áp hiện nay là dùng Đông Tây y kết hợp để giúp người bệnh kiểm soát huyết áp ở chỉ số an toàn tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ tai biến. Đồng thời giảm được các tác dụng phụ, giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Y học cổ truyền đã phát hiện ra những thảo dược để hạ và ổn định huyết áp hữu hiệu, lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ, mà tiêu biểu là Địa Long, Nattokinase và Hòe Hoa”.

Giải pháp hạ và ổn định huyết áp, không lo tác dụng phụ

Địa Long (hay còn gọi là giun đất, giun quế) chứa enzyme fibrinolytic, có tác dụng thủy phân các sợi huyết fibrin, giúp phá tan cục máu đông – nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Thêm vào đó, Địa Long còn giúp làm giãn cơ trơn, tăng độ đàn hồi cho thành mạch, làm giảm huyết áp. Bởi vậy, đây là loại thảo dược quý được ứng dụng hơn 1000 năm qua trong việc điều trị huyết áp cao .

Nattokinase không chỉ có khả năng phá hủy liên kết các sợi huyết fibrin mà còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông bằng cách kích thích cơ thể sản sinh plasmin - enzyme nội sinh trong cơ thể làm tan sợi huyết fibrin. Do đó, Nattokinase được người Nhật tin dùng trong việc điều trị chứng đông máu, phòng ngừa tai biến.

Còn Hòe Hoa, với thành phần chính là Rutin, giúp giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch, tăng độ bền của thành mạch, ngăn ngừa hiện tượng đứt vỡ của mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, an toàn.

Sự kết hợp của ba loại thảo dược quý này với các vị thuốc trong bài Giáng áp hợp tế bào chế thành viên nang tiện dụng là một bước tiến quan trọng trong điều trị cao huyết áp. Nghiên cứu đối chứng của Viện Y học Cổ truyền Trung ương đã cho thấy, sử dụng các thảo dược này kết hợp với thuốc tây không chỉ giúp cho người bệnh kiểm soát huyết áp được tốt hơn, huyết áp ổn định hơn, giúp phòng ngừa nguy cơ tai biến mà điểm mấu chốt là sử dụng an toàn, lâu dài không có tác dụng phụ. Rất nhiều bệnh nhân áp dụng phương pháp kết hợp này đã đem lại hiệu quả tốt. Đây là một tin vui cho người bệnh cao huyết áp, giúp người bệnh luôn sống vui sống khỏe với huyết áp cao.

Ngọc Diệp

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/thong-tin-doanh-nghiep/han-che-tac-dung-phu-trong-dieu-tri-huyet-ap-cao-nhu-the-nao-c41a465300.html