Hải quân Singapore: Hiện đại nhất Đông Nam Á

Sức mạnh kinh tế đã tạo bệ phóng cho nền quốc phòng Singapore.

Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình. Đất Việt xin giới thiệu với bạn đọc đôi nét về lực lượng hải quân một số nước ASEAN, từ truyền thống tới hiện đại. Hải quân các nước ASEAN: Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói Sức mạnh kinh tế đã tạo bệ phóng cho nền quốc phòng Singapore. Nhờ vậy, hải quân nước này đã biên chế hàng loạt chiến hạm hiện đại nhất khu vực như tàu hộ vệ tên lửa tàng hình lớp Formidable, tàu ngầm Challenger, Archer, tàu đổ bộ xe tăng LST 6.000 tấn… Vươn lên từ kinh tế biển Ngày 9/8/1965, Singapore tuyên bố độc lập trong hoàn cảnh đất nước hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập ngoại nhưng nhờ biết tận dụng vị trí địa lý, phát triển cảng biển, công nghiệp và sửa chữa đóng tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi, nền kinh tế Singapore tạo tỷ trọng thương mại, dịch vụ chiếm phần lớn (40% thu nhập quốc dân). Để bảo đảm vị thế kinh tế của mình, Singapore đầu tư mạnh cho hải quân bằng nhiều nhiều hạm hiện đại nhất khu vực. Năm 2008, Hải quân Singapore nhận chiếc cuối cùng trong 6 chiếc tàu hộ vệ tên lửa Formidable rất hiện đại, còn gọi là loại “tàu tàng hình”. Đây là kết quả của hợp đồng mà nước này ký với Pháp vào năm 2000. Theo đó, chiếc đầu tiên sẽ được đóng ở Pháp còn những chiếc còn lại sẽ được đóng tại xưởng đóng tàu ST Marine của Singapore. Bộ trưởng Quốc phòng Singapore nói, các chiến hạm tàng hình có lượng giãn nước 3.200 tấn này nâng cao đáng kể tiềm năng hải quân, góp phần bảo vệ đối thương thuyền hoành tráng và có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác. Trong hải quân các nước Đông Nam Á, Formidable thuộc loại tiên tiến nhất, thực hiện mục tiêu phát triển khả năng tác chiến tiến công. Vũ khí chính của chiến hạm lớp Formidable là 8 tên lửa chống hạm RGM-84-Harpoon tầm bắn 130km, 4 bệ (32 ống phóng) tên lửa đối không Aster-15, pháo hạm 76mm, ngư lôi A244/S Mod 3 và trực thăng chống ngầm S-70B Sea Hawk, có thiết bị định vị dùng sóng âm sẽ phát hiện tàu ngầm dối phương, tiêu diệt chúng bằng ngư lôi là lực lượng mở đường cho Formidable. Cùng với lớp tàu hộ vệ tên lửa Formidable là 6 tàu hộ tống tên lửa Victory mua của Đức, trang bị tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa đối không Barrack, pháo hạm 76mm, ngư lôi A244/S Mod 3, chạy với tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Trước khi có lớp tàu Formidble, Hải quân Singapore đã sở hữu tàu ngầm Challenger có lượng giãn nước 1.130 tấn (khi nổi) và 1.200 tấn (khi lặn), mua của Thụy Điển từ năm 1995. Đến cuối năm 2005, nước này tiếp tục nhận từ Thụy Điển tàu ngầm Archer có lượng giãn nước 1.400 tấn (khi nổi) và 1.500 tấn (khi lặn). Đây là loại tàu ngầm có khả năng lặn sâu, tiếng ồn hoạt động thấp, có khả năng tàng hình và hệ thống định vị dò tìm mục tiêu ở khoảng cách xa rất tiên tiến, được dùng cho các nhiệm vụ trinh sát. Singapore là một trong những nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức nhờ vậy, nền công nghiệp quốc phòng, cụ thể là các xưởng hải quân đã tự đóng được nhiều tàu chiến, tiêu biểu là: Tàu tuần tiễu chiến đấu Fearless, lượng giãn nước 500 tấn, có tên lửa phòng không Mistral, pháo hạm 76mm; Tàu đổ bộ LST Endurance có lượng giãn nước 6.000 tấn, có tên lửa phòng không Mistral, pháo hạm 76mm và chở theo 2 trực thăng, 4 phương tiện đổ bộ, 18 xe tăng chủ lực cùng 350 lính. Là tàu đổ bộ xe tăng lớn nhất trong khu vực, Endurance từng đi vòng quanh thế giới. Không dừng lại ở đó, Singapore đã nghiên cứu, chế tạo thành công 2 tàu nổi không người lái phục vụ chiến đấu, đang thử nghiệm tàu săn thủy lôi không người lái điều khiển từ xa, có thể hoạt động ở độ sâu 100m, trong 5 giờ liên tục với nhiều trang, thiết bị điện tử hiện đại. Xây dựng hải quân tinh gọn Hiện nay, Hải quân Singapore có quân số lên tới 9.000 người, chịu sự chỉ huy của 1 Bộ Tư lệnh hạm đội, 1 Bộ Tư lệnh tuần tra ven biển, 1 Bộ Tư lệnh hỗ trợ hậu cần, cấp thấp hơn là các Hải đội tàu ngầm, tàu tiến công, tuần tiễu, quét mình, đổ bộ, phục vụ… Về trang thiết bị trong biên chế, Hải quân Singapore có 92 tàu các loại, gồm 6 tàu ngầm (4 Challenger và 2 Archer), 6 tàu hộ vệ tên lửa Formidable, 6 tàu hộ tống tên lửa Victory, 30 tàu tuần tiễu ven biển (trong đó có 6 tàu tên lửa), 4 tàu quét mình, 4 tàu đổ bộ xe tăng LST, 34 phương tiện đổ bộ và 2 tàu phục vụ, hậu cần. Lực lượng không quân Hải quân Singapore có xu hướng phát triển nhằm đảm bảo các nhiệm vụ phòng thủ, tuần tra, gồm trực thăng S-70B Sea Hawk (6 chiếc bố trí trên tàu Formidable), 5 máy bay tuần tra biển Fokker 50. Trong giai đoạn này, Singapore đang thương lượng với Mỹ để mua P-3C Orion, có tầm bay xa 9.000km với vận tốc lên tới 750km/giờ, nếu cần có thể vũ trang thêm bom, tên lửa, thủy lôi… để thực hiện các nhiệm vụ tác chiến. Còn lực lượng cảnh sát biển, trong đó có lực lượng bảo vệ bờ biển của Singapore có 102 phương tiện tuần tiễu ven bờ, trong sông. Singapore là một đất nước có diện tích nhỏ, là thành phố quần đảo quá hẹp (vỏn vẹn 648 km2), nên quân đội và hải quân có đặc điểm xây dựng và phát triển rất riêng. Theo đó, lực lượng bán vũ trang lớn hơn lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên gấp 4 lần lực lượng chính quy. Đặc biệt, nhiều đơn vị không quân, hải quân phải thuê lãnh thổ nước ngoài. Hải quân nước này có 2 căn cứ Chang trên đảo lớn Singapore và Tuas trên đảo nhỏ Jurong nhưng lực lượng tàu ngầm phải luân phiên đỗ nhờ căn cứ của Indonesia. Ngoài các chiến hạm hiện đại kể trên, Hải quân Singapore còn có các tàu chiến tự đóng, thể hiện nỗ lực tự cường của quốc gia nhỏ bé này như: - Tàu tuần tra lớp Fearless, được Hải quân Singapore đóng thay thế những chiếc tàu tuần tiễu già cỗi. Fearless có lượng giãn nước 500 tấn, tàu dài 55m. Vũ khí trang bị trên tàu bao gồm tên lửa đối không Mistral, ngư lôi chống ngầm Eurotop A244-S Mod 3 có tầm bắn 13,5km. Tàu còn được trang bị pháo hạm Oto Melara 76mm và súng máy phòng không CIS 50 12,7 mm. Có tất cả 12 chiếc loại này được đóng, nhưng chỉ có 6 chiếc đầu tiên là được vũ trang ngư lôi A244 chống ngầm. Tất cả đều được biên chế trong hai liên đội tàu 182 và 189. - Tàu quét mìn lớp Bedok, do Thụy Sĩ thiết kế và chế tạo. Có tất cả 4 chiếc đã chuyển giao cho Hải quân Singapore. Hiện, Bedok được biên chế trong liên đội tàu chiến 194 của nước này. Bedok có lượng giãn nước 360 tấn, tàu dài 47,5m. Tàu được vũ trang pháo phòng không Bofors 40mm, súng máy CIS 50 12.7mm. Đặc biệt, Bedok được lắp đặt máy xử lý bom mìn điều khiển từ xa ECA PAP 104 Mk5. Văn Tuấn

Nguồn Đất Việt: http://quocphong.baodatviet.vn/home/qpcn/hai-quan-singapore-hien-dai-nhat-dong-nam-a/20116/149957.datviet