Hà Tĩnh hoang mang trước tin hồ Kẻ Gỗ xả nước, lũ chồng lũ

Hơn 3 ngày qua, lũ dữ tràn qua các làng quê Hà Tĩnh đã khiến hàng chục nghìn hộ dân chới với giữa mênh mông nước bạc. Người chết, tài sản trôi theo miệng “hà bá”; hoạt động sản xuất, giao thông đường bộ, đường sắt đình trệ. Lũ lớn chưa qua nhưng ngoài kia, cơn bão số 7 lại tiếp tục hướng thẳng “mũi tên”...

Lũ vẫn đang bao trùm các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang

Lũ lớn chưa qua nhưng ngoài kia, cơn bão số 7 lại tiếp tục hướng thẳng “mũi tên” vào khu vực Bắc Trung bộ khiến người dân thấp thỏm, đứng ngồi không yên.

Lo lũ chồng lũ

Sau 2 ngày quần thảo, đến chiều ngày 16/10 nước lũ tại các xã thượng nguồn huyện Hương Khê bắt đầu rút.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và huyện Vũ Quang kiểm tra công tác chống lũ và trao mì tôm cho người dân vùng bị cô lập

Tuy nhiên, do thủy điện Hố Hô vẫn đang xả lũ cộng với thời tiết có mưa một vài nơi nên các xã vùng hạ huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc vẫn đang bị ngập lụt nặng. Đặc biệt, sáng 16/10, tại huyện Vũ Quang mưa lớn kết hợp lũ thượng nguồn đổ về đã cô lập 59 thôn của 9 xã với trên 6.800 hộ dân...

“Hiện tại mực nước vùng hạ huyện vẫn đang lên cao, do đó số hộ bị ảnh hưởng có thể lên mức trên 7.200 hộ. Chúng tôi đang đề nghị tỉnh hỗ trợ 20 tấn gạo cho các hộ dân vùng ngập lụt”, ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Vũ Quang thông tin.

Lũ vẫn đang bao trùm các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang

Ở miền xuôi, theo ghi nhận của NNVN, đến chiều 16/7 TP Hà Tĩnh chỉ còn một số tuyến đường bị ngập cục bộ. Tuy nhiên, vấn đề đang khiến hàng chục nghìn hộ dân TP Hà Tĩnh, các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà lo lắng, hoang mang là việc xả tràn hồ chứa nước Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên vào sáng 17/10.

Theo thông báo do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn ký, căn cứ Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Kẻ Gỗ đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt, căn cứ vào lịch thủy triều khu vực Hà Tĩnh, để đảm bảo an toàn cho công trình, giảm thiểu thấp nhất ngập lũ vùng hạ du và chủ động đối phó với mưa lũ, Ban chỉ huy PCTT&TKCN công trình Kẻ Gỗ - Bộc Nguyên sẽ tiến hành xả tràn hồ Kẻ Gỗ từ 7h ngày 17/10 với lưu lượng 200 - 300 m3/s (tùy theo điều kiện thời tiết).

Lũ vẫn đang bao trùm các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang

Chị Nguyễn Thị Tâm, một người dân ở phường Trần Phú - TP Hà Tĩnh lo lắng: “Nhà chúng tôi bị ngâm lũ từ đêm 14/10, điều đáng nói là đến trưa 16/10 nước lũ vẫn không tiêu thoát được. Nếu hồ Kẻ Gỗ xả lũ kết hợp mưa do ảnh hưởng bão số 7 nữa thì chắc chắn vùng này sẽ ngập cả mét nước”. .

Được biết, UBND TP Hà Tĩnh đã họp khẩn cấp, chỉ đạo các phường Hà Huy Tập, Đại Nài; xã Thạch Hưng, Thạch Môn, Thạch Hạ... tập trung rà soát các hộ dân ven sông, chủ động lên phương án, chuẩn bị nhân lực, vật lực để di dời dân đến nơi an toàn khi cần thiết. Đồng thời, ký hợp đồng với các đại lý sẵn sàng cung ứng nhu yếu phẩm cứu trợ cho người dân khi bị cô lập.

Lũ vẫn đang bao trùm các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang

“Chúng tôi đang lo lũ sẽ chồng lũ. Bây giờ nước trong TP tiêu thoát chậm, cây cối cũng đã ngâm lâu ngày nên chỉ cần gió cấp 7, cấp 8 thổi vào thì cây xanh sẽ đổ ngã hết”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh lo ngại.

Lũ vẫn đang bao trùm các huyện miền núi Hương Khê, Vũ Quang

Giải đáp lo ngại xả hồ Kẻ Gỗ sẽ lặp lại trận lũ lịch sử năm 2010, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Cty TNHH MTV thủy thợi Nam Hà Tĩnh nói: “Không ai nói trước được điều gì nhưng với lưu lượng xả UBND tỉnh đã thông báo thì xác suất ngập lụt như năm 2010 khó xảy ra”.

5 người chết, 1 người mất tích

Thống kê bước đầu từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Hà Tĩnh, mưa lũ đã làm 5 người ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc và TP Hà Tĩnh đuối; 1 người ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc mất tích. Hơn 24.000 hộ dân của 93 xã/9 huyện, thành phố bị ngập sâu trong nước, trong đó, địa phương ngập nặng nhất là huyện Hương Khê với 16 xã, 10.357 hộ; Thạch Hà 24 xã 3.264 hộ; Cẩm Xuyên 20 xã, 7.287 hộ...

Người dân di dời tài sản đến nơi an toàn

Đối với nông nghiệp, có 723ha lúa mùa; 1.416ha hoa màu; 400ha cây ăn quả; hơn 12 tấn lương thực bị ướt, ngập nước, hư hỏng. 99.000 con gia cầm; 869 con trâu bò và 399 con lợn bị chết, cuốn trôi; 337ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bị ngập.

Về giao thông - thủy lợi, mua lũ gây sạt lở 3.170m3 đất đá; 16 cầu cống bị xói lở, hư hỏng; 195 tấn vật tư công trình bị nước cuốn trôi. Ngoài ra, một số tuyến đường giao thông huyết mạch như QL15B, QL15, đường tỉnh ĐT 553, ĐT 554 bị chia cắt trong thời gian khá dài.

Thủy điện Hố Hô xả dồn dập, dân trở tay không kịp

Tại buổi làm việc với huyện Hương Khê ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh nói: “Việc nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ ồ ạt đã khiến dân trở tay không kịp”.

Thủy điện Hố Hô xả lũ dồn dập khiến dân không kịp trở tay

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc Nhà máy thủy điện Hố Hô trả lời NNVN lại phủi trách nhiệm: "Việc dân trở tay không kịp không phải là do chúng tôi".

Theo ông Thông, khoảng 18h30 ngày 14/10, ban lãnh đạo nhà máy đã gửi thông báo xả lũ cho tỉnh, huyện và các xã trên địa bàn huyện Hương Khê. Lúc này thủy điện vẫn đang xả lưu lượng 1.700 m3/s, đến 20h nâng lên 1.800m3/s.

Đến chiều, 16/10 “bom nước” Hố Hô vẫn đang xả với lưu lượng 824m3/s.

Hàng chục lồng bè nuôi cá đặc sản trên sông Hộ Độ, Lộc Hà bị sóng đánh tơi tả, thiệt hại nhiều tỷ đồng

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/ha-tinh-hoang-mang-truoc-tin-ho-ke-go-xa-nuoc-lu-chong-lu-post177785.html