“Gồng mình” trong cơn khủng hoảng

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố kết quả khảo sát môi trường kinh doanh trong năm 2009 đối với DN nhỏ và vừa (SME). Báo cáo được thực hiện với sự phối hợp của CIEM, Viện Khoa học Lao động và xã hội (ILSSA) và Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã chỉ rõ những tác động rõ rệt của khủng hoảng kinh tế đối với DNNVV cũng như

DNNVV gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh CôngThương - Ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng TS. John Rand, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, đối tượng thực hiện khảo sát là hơn 2.500 DN nhỏ và vừa tại 9 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Long An. Quá trình khảo sát chủ yếu được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009. Kết quả: 65% DNNVV khẳng định họ chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, trong đó các DN ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Nghệ An chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tỷ lệ DN cho biết họ gặp khó khăn trong kinh doanh cũng tăng mạnh. Tỷ lệ “sống sót” của DN vừa và nhỏ có xu hướng giảm từ 94% (năm 2007) xuống còn 91,6% (năm 2009). Trong khi đó, các công ty TNHH có mức tăng trưởng chỉ đạt 3,8% so với mức trung bình 10% của các năm 2005 và 2007. Nguyên nhân được đưa ra do DN dễ bị “tổn thương” trước các cú “sốc” của kinh tế thế giới và những tác động của các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, khả năng cạnh tranh của DN còn hạn chế do sản phẩm chất lượng thấp, chi phí sản xuất quá cao, khó khăn trong việc tìm đầu vào và đầu ra… Thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn Theo các chuyên gia, thiếu vốn và khó tiếp cận vốn tín dụng được coi là khó khăn lớn nhất. 49% DN cho rằng họ gặp khó khăn tín dụng năm 2009 so với 46% năm 2007. Thậm chí, gần 75% DN ở khu vực nông thôn gặp khó khăn về tín dụng do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đủ để thế chấp khi các DN này nộp đơn vay từ các nguồn chính thức. Bên cạnh đó, một bộ phận các DN hộ gia đình, các DN đóng tại khu vực thành thị thường gặp khó khăn trong vay vốn tín dụng cao hơn so với các loại DN khác. Vì vậy, họ phải tìm kiếm vốn từ khoản vay tín dụng phi chính thức để duy trì sản xuất trong cuộc khủng hoảng. Giai đoạn 2007-2009, có khoảng 86% DN vay mượn từ các nguồn phi chính thức, tức là cứ 4 DN thì có 3 DN phải đi vay từ người thân hoặc vay nặng lãi. Đáng chú ý, gánh nặng quan liêu – hành chính cũng đè nặng lên DN. Khảo sát cho thấy có đến 34% DN vừa và nhỏ phải chi các khoản chi phí phi chính thức trong năm 2009, trong khi con số này chỉ là 26% vào năm 2007. Bên cạnh đó, 21% DN phải chi các khoản chi phí phi chính thức để đối phó với các cơ quan thuế trong năm 2007 và tăng lên 27% trong năm 2009. 20% DN phải chi các khoản phi chính thức để có được các dịch vụ công, trong khi 10% đưa ra các khoản chi này nhằm có được điều kiện thuận lợi trong đấu thầu để có được hợp đồng của Chính phủ. Tuy nhiên, các khoản chi hối lộ bình quân lại rất nhỏ, dao động từ 0,4 - 0,7% tổng doanh thu. Qua bản báo cáo, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các phân tích trong báo cáo đã chỉ ra một số xu hướng quan trọng trong SXKD của DNNVV trong khủng hoảng cũng như những tác động mà DN gặp phải. Những phân tích này giúp người quản lý DN và nhà làm chính sách có cách nhìn dài hạn và hướng đi đúng hơn khi ra quyết định. Nhật Quang DNNVV gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh

Nguồn Công Thương: http://baocongthuong.com.vn/details/kinh-te/gong-minh-trong-con-khung-hoang/32/0/38652.star