GOCE trở lại khí quyển và bốc cháy, chấm dứt sứ mạng thăm dò trường trọng lực và đại dương sau 4 năm

Vào lúc 1:00 AM CET (7:00 AM giờ Việt Nam) ngày 11 tháng 11, tàu thăm dò Trường trọng lực và đại dương (GOCE) đã trở lại khí quyển trái đất và bốc cháy tại một địa điểm trên quỹ đạo mở rộng từ Siberia đến tây Thái Bình Dương, đông Ấn Độ Dương và Nam Cực. Theo cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA), con tàu đã bị phá hủy tại tầng khí quyển trên cao và mặc dù một số mảnh vỡ có thể đã rơi xuống đất nhưng chưa có báo cáo thiệt hại nào.

Vào lúc 1:00 AM CET (7:00 AM giờ Việt Nam) ngày 11 tháng 11, tàu thăm dò Trường trọng lực và đại dương ( GOCE ) đã trở lại khí quyển trái đất và bốc cháy tại một địa điểm trên quỹ đạo mở rộng từ Siberia đến tây Thái Bình Dương, đông Ấn Độ Dương và Nam Cực. Theo cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ( ESA ), con tàu đã bị phá hủy tại tầng khí quyển trên cao và mặc dù một số mảnh vỡ có thể đã rơi xuống đất nhưng chưa có báo cáo thiệt hại nào.

Được phóng vào tháng 3 năm 2009 từ sân bay vũ trụ Plesetsk của Nga, sứ mạng của GOCE là thực hiện khảo sát chi tiết trường trọng lực trái đất ở tỉ lệ cực nhỏ. Con tàu hình bát giác nặng 1100 kg được mệnh danh là "Ferrari của không gian" đã mang lại cho giới khoa học cái nhìn rõ ràng hơn về cấu trúc Trái Đất và hoạt động lưu thông của đại dương. Trong 4 năm hoạt động, thành tựu lớn nhất mà GOCE đạt được là việc mô hình hóa thành công thể địa cầu ( geoid ) - một mô hình ý tưởng của các đại dương khi chúng xuất hiện dưới sự tác động duy nhất của hoạt động tự quay quanh trục và lực hấp dẫn Trái Đất mà không có yếu tố thủy triều và gió.

Để thực hiện công tác đo đạt chính xác, GOCE hoạt động trên một quỹ đạo thấp, cách Trái Đất từ 224 đến 255 km. Ở độ cao này, khí quyển Trái Đất vẫn còn hiện diện và gây ra lực kéo đáng kể. Do đó, con tàu không người lái đã được thiết kế khí động học và được trang bị các cánh gió cùng động cơ ion để duy trì quỹ đạo ổn định. Điều này cũng lý giải cho cái tên gọi Ferrari của không gian mà người ta đặt cho GOCE.

Vào ngày 2 tháng 10, động cơ ion của GOCE đã cạn kiệt nhiên liệu xenon và con tàu mất dần quỹ đạo. Mỗi ngày, GOCE giảm 1,5 km độ cao so với quỹ đạo ban đầu. Văn phòng giám sát rác không gian (Space Debris Office) thuộc ESA và Ủy ban điều phối rác không gian (Inter-Agency Space Debris Coordination Committee) đã liên tục theo dõi tình trạng của GOCE và tiếp tục cập nhật thời gian dự kiến khi con tàu trở lại khí quyển. Vào ngày 10 tháng 11, trạm quan sát Antarctic Troll đã phát hiện GOCE đang ở độ cao 120 km và ESA ngạc nhiên cho biết con tàu lúc này vẫn còn hoạt động. Sau đó vào rạng sáng ngày 11 tháng 11, ESA mất liên lạc với tàu khi nó lao xuống khí quyển và bốc cháy.

Heiner Klinkrad, giám đốc văn phòng giám sát rác không gian của ESA cho biết: "Tàu GOCE nặng 1 tấn chỉ là một phần nhỏ trong số 100 - 150 tấn rác thải không gian do con người chế tạo tái xâm nhập khí quyển Trái Đất mỗi năm. Trong suốt 56 năm hoạt động hàng không không gian , đã cso hơn 15.000 tấn vật thể bay trở lại khí quyển mà không gây bất cứ tổn thất nào về người tính đến hiện tại."

Theo: Gizmag

Nguồn Tinh Tế: http://www.tinhte.vn/threads/goce-tro-lai-khi-quyen-va-boc-chay-cham-dut-su-mang-tham-do-truong-trong-luc-va-dai-duong-sau-4-nam.2205783/