Giao lưu trực tuyến: "Điều trị suy thận mạn"

- Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thận? Triệu chứng của bệnh thận là thế nào? Chi phí chạy thận, ghép thận nhân tạo có tốn kém không...?

Suốt hơn 2 giờ giải đáp trong buổi giao lưu do Bee.net.vn tổ chức sáng nay (9/9), các chuyên gia vẫn chỉ đáp ứng được phần nào thắc mắc của độc giả về bệnh thận. Buổi giao lưu có sự tham gia của các chuyên gia: 1. PGS.BS Trần Văn Chất - Chủ tịch Hội Thận học Hà Nội 2. TS Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai (Hà Nội) 3. TS.BS CKII Trần Quốc Bình - Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Sau đây là toàn bộ nội dung buổi giao lưu: Mi Nguyễn - Nữ - Hà Nội -Tại sao người bị bệnh thận ăn mặn lại bị phù ạ? - PGS.BS Trần Văn Chất: Trong trường hợp bị bệnh thận mãn tĩnh mà bị phù là vì ứ trệ natri ở trong máu và chịu tác dụng của hệ renin-angiotensin-aldosteron. Vì thế, người bệnh cần giảm natri và dùng thuốc lợi tiểu. Anh Thư - Nữ 26 tuổi - Pháp - Khi thay thận rồi thì cuộc sống có trở lại bình thường không? tình hình sức khỏe bị ảnh hưởng thế nào? bệnh tình có khỏi hoàn toàn không ạ. Thưa bác sĩ? - TS Nguyễn Cao Luận: ghép thận là một trong ba phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả nhất. Người bệnh sau khi ghép phải dùng thuốc thải ghép hàng ngày rất dễ bị nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch bị ức chế. Hàng tháng phải định lượng thuốc ức chế miễn dịch trong máu. Nếu nồng độ thuốc cao thì khả năng nhiễm trùng lớn. Nếu nồng độ thuốc thấp thì khả năng thận ghép bị đào thải. Do đó, bệnh nhân đã ghép thận người ta vẫn ví: phải "nâng như nâng chứng, hứng như hứng hoa". Tuy nhiên, nếu tuân thủ điều trị thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa thì cuộc sống người bệnh gần như bình thường. Đây là phương pháp hiệu quả nhất, là ước mơ của các bệnh nhân suy thận mạn lựa chọn ghép thận, lọc màng bụng và thận nhân tạo. Bạn nên nhớ đây là phương pháp dành cho người có tiền hiện nay. Nguyễn Tiến Minh - Nam - 23 - Tôi rất ghét uống bia vì mỗi lần uống, bụng tôi rất khó chịu, có cảm giác như đang chứa nhiều nước mà không thể đi tiểu được. Nhiều lần, tôi cứ chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu cho bụng đỡ khó chịu, nhưng lại không có nhu cầu và không thể đi được. Liệu có phải thận của tôi yếu không? - PGS.BS Trần Văn Chất: Bia là một thức uống có tính chất lợi niệu. Một số trường hợp uống bia vào sẽ gây ra giãn mạnh, tim nhịp nhanh gây khó chịu. Thận yếu là một từ dân gian không đánh giá được chức năng thận. Muốn biết chức năng thận cần xét nghiệm ure, creatimin trong máu. Từ đó, suy ra mức lọc cầu thận. Nếu mức lọc cầu thận dưới 90ml/phút/1,73m2 thì bắt đầu có suy thận. Chuyên môn chia mức độ viêm thận mạn theo các giai đoạn: + Giai đoạn 1: mức lọc cầu thận trên 90ml/phút/1,73m2 + Giai đoạn 2: suy thận nhẹ, mức lọc cầu thận từ 60-89ml/phút/1,73m2 + Giai đoạn 3: suy thận vừa, mức lọc cầu thận từ 30-59ml/phút/1,73m2 + Giai đoạn 4: suy thận nặng, mức lọc cầu thận từ 15-29ml/phút/1,73m2 + Giai đoạn 5: suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận dưới 15ml/phút/1,73m2 Thu Hương - Nữ 30 tuổi - Quảng Trị - Người bị bệnh thận có thể thay thận được mấy lần? Chi phí thay thận có đắt không ạ? - TS Nguyễn Cao Luận: Cái khó của bệnh nhân ghép thận là thận ai cho?, thận lấy ở đâu? Người thân hay là thận lấy ở bệnh nhân mất não? Do đó bạn bảo ghép nhiều lần được hay không thì tôi xin trả lời có thể được. Nhưng vô cùng khó khăn vì một lần đã là ước mơ của mọi người rồi vì giá thành rất đắt. Nếu như đi Trung Quốc ghép cũng mất từ 400 triệu - 600 triệu VNĐ. Còn nếu người nhà cho thận ghép tại Việt Nam cũng từ 150 triệu-250 triệu VNĐ. Sau đó sử dụng thuốc chống thải ghép mỗi tháng cũng hết 5-8 triệu cho đến suốt đời. Nhưng nếu khi thận bị loại, bạn có thể chuyển sang phương pháp điều trị thay thế thận khác là thận nhân tạo. Hà Tiên - Nữ 20 tuổi - Bệnh thận có di truyền không ạ, thưa các bác sĩ? - PGS.BS Trần Văn Chất: Có một số bệnh thận di truyền. Ví dụ: + Hội chứng Alport là viêm cầu thận mạn kèm điếc di truyền. + Đa nang thận là di truyền theo gen trội ở người lớn và gen lặn ở trẻ em ở nhiễm sắc thể 16 và 4. + Bệnh ống kẽ thận mãn tính - hội chứng Fanconi. Hoàng Thị Bích Hoa - Nữ - 373/195 Lý Thường Kiệt, P.9, Q.Tân Bình, TP.HCM - Tôi bị sỏi thận bên trái, kích thước 10 mm, nằm gần đường tiểu, bị ức nước độ I, thỉnh thoảng bị đau lưng. Đi BV Y dược, các bác sĩ cho uống FONCITRIL nhưng cũng không khỏi. Xin hỏi có phải mổ nội soi không ạ? Hay tiếp tục điều trị cho ra viên sỏi? - TS Nguyễn Cao Luận: Bạn bị sỏi thận ở niệu quản, bạn chưa cho biết là siêu âm niệu quản đã bị giãn chưa. Ngoài điều trị thuốc làm tan sỏi mà không hiệu quả bạn nên sử dụng phương pháp tán sỏi bằng laze sẽ đơn giản hơn là mổ rất nhiều. Tôi khuyên bạn đi tán sỏi càng sớm càng tốt. Vân Anh - Nữ - Hà Nội - Tôi năm nay 37 tuổi và bị suy thận đã hơn 3 năm. Vừa rồi, tôi thử máu kiểm tra thì chỉ số creatinin lên tới 180Mmol/lit, tình trạng sức khỏe bình thường. Xin bác sĩ cho biết chỉ số creatinin như vậy đã phải chạy thận hoặc thay thận chưa. Có thể kết hợp phương pháp nào khác không? Xin cảm ơn. - TS Nguyễn Cao Luận: Chỉ số creatinine của bạn mới chỉ đánh giá 1 phần bạn bị suy thận ở mức độ 1, còn rất nhiều chỉ tiêu bác chưa cho biết, như urê, lượng nước tiểu trong 24h, và cao hơn là phải làm mức lọc cầu thận thì mới đánh giá được chính xác mức suy thận ở mức nào. Ngoài ra, phải siêu âm thận xem ranh giới tủy vỏ thận, làm xét nghiệm huyết học, số lượng hồng cầu, Hb, Hct và tổng phân tích nước tiểu thì mới đánh giá được chức năng thận của bạn ở mức độ nào và cần điều trị bảo tồn ra sao. Phạm Thu Thảo - Nữ 30 tuổi - Chồng tôi rất hay uống bia. Mỗi lần tôi càu nhàu thì anh bảo, uống thế tốt cho thận. Có phải vậy không bác sĩ? - TS Nguyễn Cao Luận: Bia là chất kích thích giãn mạch và lợi niệu. Nếu bạn uống mỗi ngày 1 vài cốc bia là tốt cho sức khỏe nói chung không riêng gì thận. Tuy nhiên, bạn không được uống quá nhiều và say. Điều đó sẽ làm hại cho sức khỏe và cả thận nữa. Kết Thúc - Nam 22 tuổi - Bị bệnh thận thì "chuyện ấy" có ảnh hưởng gì không ạ? - PGS.BS Trần Văn Chất: Bệnh thận theo y học hiện đại là bệnh lý thuộc hệ tiết niệu: - Có chức năng ngoại tiết, quan trọng nhất: + Đào thải các chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể (ure, creatinin, acid uric...) xem như các chất độc nội tại. + Đào thải các chất độc từ ngoài vào (chất độc ngoại lai): thuốc ngủ, thuốc an thần... + Góp phần cân bằng nước, các chất điện giải, toàn kiềm... - Chức năng nội tiết: + Tiết renin, tham gia vào hệ renin - angiotensin - aldosteron (RAAs) gây tăng huyết áp. + Tiết erythropoietin có vai trò trong cấu tạo hồng cầu. Trong suy thận mạn, vì thiếu erythropoietin nên người bệnh bị thiếu máu. + Sản xuất 1,25 dihydrocalciferol để tăng hấp thụ calci ở ruột non, góp phần cân bằng photpho - calci. "Chuyện ấy" chỉ bị ảnh hưởng trong suy thận nặng. Còn trong y học cổ truyền, "chuyện ấy" bị ảnh hưởng khi thận yếu thuộc chức năng hệ sinh dục. Trang – Hà Nội - Nữ - Bà tôi năm nay 87 tuổi, bị tiểu đường và biến chứng sang suy thận mạn. Hiện tại, bác sĩ chỉ định là chạy thận nhưng tôi không biết là sức khỏe bà tôi có chịu nổi không? Ngoài chạy thận, bà tôi có thể kết hợp thêm phương pháp điều trị nào khác? Xin bác sĩ tư vấn giúp - TS Nguyễn Cao Luận: Với bệnh nhân trên 80 tuổi bị tiểu đường có biến chứng suy thận là rất nặng, nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Phương pháp điều trị thay thế thận tốt nhất cho bà là chạy thận nhân tạo. Bạn nên đến chuyên khoa thận niệu hoặc thận nhân tạo liên hệ để được tư vấn tốt nhất. Nên nhớ, luôn luôn phải điều trị bệnh đái đường hoặc cao huyết áp ở khoa nội tiết để điều trị nguyên nhân. Hải Nam - Nam 20 tuổi - Con trai bị bệnh thận hình như nguy hiểm hơn con gái đúng không ạ? Đã có số liệu nào thống kê là con trai bị bệnh thận nhiều hơn hay con gái bị bệnh thận nhiều hơn không ạ? - PGS.BS Trần Văn Chất: Con trai và con gái bị bệnh thận đều có nguy cơ giống nhau. Một số bệnh gặp nhiều theo giới tính. Ví dụ: viêm cầu thận cấp hay xảy ra ở con trai, viêm đường tiết niệu hay gặp ở con gái. Hoàng Thị Mai Anh - Nữ 30 tuổi - Hà Nội - Cho tôi hỏi triệu chứng của bệnh thận là thế nào? Nó có quá trình thế nào ạ? - PGS.BS Trần Văn Chất: Bệnh thận có rất nhiều loại theo tổn thương ở nhu mô thận: - Bệnh cầu thận: cấp tính, mạn tính - Bệnh ống kế thận: cấp tính, mạn tính (viêm đường tiết niệu, viêm thận - bể thận, sỏi tiết niệu) - Bệnh mạch máu thận: tăng huyết áp lành tính, tăng huyết áp ác tính, tiểu động mạch thận Bệnh thận bẩm sinh di truyền: đa nang thận, viêm ống kẽ thận mạn tính. Vì vây, có rất nhiều triệu chứng cho từng loại bệnh. Ví dụ: + Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu có phù, đái ít, nước tiểu sẫm màu (giống màu nước rửa thịt), tăng huyết áp; trong nước tiểu có protein nhiều và hồng cầu nhiều. + Sỏi tiết niệu: có cơn đau quặn thận, đái máu, trong nước tiểu có nhiều hồng cầu, siêu âm thận có hình ảnh bệnh lý ở thận, niệu quản, bàng quang; x-quang có hình ảnh cản quang ở đường tiết niệu. Trịnh Thị Ngân - Nữ - Bắc Ninh - Bố tôi đã 73 tuổi và bị sỏi thận từ lâu, hiện nay bố tôi có dấu hiệu suy thận mạn như sưng phù, tiểu khó. Xin bác sĩ cho hỏi, các giai đoạn suy thận thì đánh giá như thế nào? Như tôi biết, nếu suy thận giai đoạn cuối thì phải chạy thận nhân tạo hoặc lọc máu ngoài màng bụng, vậy chi phí là bao nhiêu/lần? Có biện pháp nào hỗ trợ không?. - TS Nguyễn Cao Luận: Bệnh nhân bị sỏi thận đã biến chứng suy thận ta phải xác định sỏi thận ở vị trí nào và đã giải quyết chưa. Nếu giải quyết nguyên nhân càng sớm thì chức năng thận sẽ được hồi phục. Nếu đã quá lâu mà chức năng thận suy, bạn nên làm những xét nghiệm sau để đánh giá mức độ suy: xét nghiệm sinh hóa máu: urê, creatinnine, axituric, điện giải đồ... và làm mức lọc cầu thận để xác định suy thận độ mấy. Ngoài ra, bạn phải làm xét nghiệm huyết học: số lượng hồng cầu, Hb, Hct... Tổng phân tích nước tiểu và siêu âm thận 2 bên thì mới đánh giá bệnh nhân ở suy thận giai đoạn mấy. Hiện nay, dựa vào mức lọc cầu thận xác định suy thận từ độ 1 đến độ 5(trên thế giới), từ độ 1, độ 2, độ 3a, 3b và độ 4 (ở Việt Nam). Từ 3b đến độ 4 (hay thế giới là độ 5) gọi chung là suy thận giai đoạn cuối có 3 phương pháp điều trị ghép thận, lọc màng bụng và thận nhân tạo. Ghép thận hiệu quả nhất nhưng dành cho người giàu (15%), lọc màng bụng là ưa thích nhất (15%), và thận nhân tạo là phổ biến nhất (70%). Tùy theo điều kiện của bạn liên hệ với đơn vị thận niệu hoặc lọc máu để được tư vấn, lựa chọn phương pháp điều trị. Nếu chưa phải điều trị thay thế thận việc điều trị bảo tồn vô cùng quan trọng, có thể kéo dài 5-10 năm sau đó mới phải điều trị thay thế thận. Văn Quân - Nam - Sơn La - Bố tôi 62 tuổi và bị suy thận mạn giai đoạn 2. Đầu năm 2010, bố tôi phải nằm viện một tháng để điều trị, hiện nay tình trạng đã khá hơn. Xin bác sĩ cho biết, suy thận có thể khỏi hoàn toàn được không? Có phương pháp nào giúp bố tôi hạn chế sự phát triển của suy thận không? - TS Nguyễn Cao Luận: Nếu chuẩn đoán chính xác là suy thận giai đoạn 2 có nghĩa là bạn còn được điều trị bảo tồn lâu dài nếu biết đúng cách. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thuốc men. Tôi chưa rõ bạn suy thận do nguyên nhân gì nên tôi chưa trả lời bạn phương pháp điều trị bảo tồn như thế nào là tốt nhất, chỉ khuyên bạn nên về Hà Nội, đến khoa thận niệu kiểm tra lại và bác sĩ sẽ cho hướng điều trị bảo tồn tốt nhất. Còn hiện nay, nếu sử dụng các loại kháng sinh, bạn nên thận trọng, hãy đọc kỹ xem thuốc đó có độc với thận hay không. Điều này vô cùng quan trọng, vì nếu thận đã có tổn thương mà sử dụng những thuốc độc với thận, kể cả thuốc nam sẽ làm cho thận đang suy từ độ 2 xuống độ 4 rất nhanh mà phải điều trị thay thế thận sẽ rất tốn kém. Giang Giang - Nam 25 tuổi - Chào TS Trần Quốc Bình. Xin TS cho biết, uống nước gạo lứt và nước râu bắp có ngăn ngừa bệnh thận được không ạ? Cảm ơn TS nhiều. - TS Trần Quốc Bình: Nếu nói là ngăn ngừa không mắc bệnh thận thì chưa đủ cơ sở để nói không mắc bệnh thận nữa. Tuy vậy, uống nước gạo lứt và một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh thận và nhiều loại bệnh khác như rối loạn lipit máu, rối loạn đường máu... Nước râu bắp có tác dụng lợi tiểu tốt đối với bệnh thận, đào thải Urê, Kali, máu thậm chí cả cặn sỏi...Nhưng ngăn ngừa tới đâu thì cần phải có những nghiên cứu khoa học tiếp. Như Quỳnh - Nữ 25 tuổi - Nước tiểu (lượng nước và màu sắc) có phản ánh được tình hình sức khỏe của mình thế nào không ạ? Từ nước tiểu, có thể biết mình mắc thận không, thưa bác sĩ? - TS Trần Quốc Bình: Nước tiểu có thể gợi ý những điều bất thường hoặc bình thường của cơ thể. VD nước tiểu của người bình thường là trong, số lượng nhiều, không có cặn lắng, màu vàng khác thường, không có hiện tượng tiểu buốt, dắt, đau khi đi tiểu... Ngược lại là có hiện tượng bất thường cần đi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tiết niệu... hoặc khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm là bệnh gì. Trịnh Thị Ngân - Nữ - Bắc Giang - Xin bác sĩ cho biết các chức năng của thận là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới suy thận mạn? Để ngăn ngừa căn bệnh này thì tôi phải làm sao? - PGS.BS Trần Văn Chất: Các nguyên nhân suy thận mạn tính là do: - Viêm cầu thận mạn - Viêm cầu thận đái tháo đường - Viêm cầu thận luput - Viêm cầu thận IgA - Sỏi thận- Tiết niệu - Viêm cầu thận kèm điếc di truyền (hội chứng Alport) - Viêm thận - Bể thận mạn tính - Đa nang thận - Dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu (hai bể thận, hai niệu quản, túi thừa niệu quản, thận móng ngựa). Để ngăn ngừa bệnh thận mạn tính, theo Hội thận học thế giới cần: - Có lối sống tích cực: + Chế độ ăn không nhiều muối (khoảng dưới 5g tức 100mmol natri hàng ngày. + Trọng lượng cơ thể phù hợp với chiều cao, không thừa cân, không béo phì. + Hoạt động thể lực phù hợp: đi bộ, yoga, thể dục dưỡng sinh... + Không hút thuốc. - Phát hiện sớm bệnh thận tiết niệu qua điều tra cơ bản, khám sức khỏe định kỳ với: + Xét nghiệm nước tiểu, tìm protein, hồng cầu, bạch cầu. + Xét nghiệm máu: định lượng creatinin, từ đó suy ra mức lọc cầu thận. Người bình thường có creatinin máu dưới 120 micromol/lít và mức lọc cầu thận trên 120ml/phút/1,73m2. + Siêu âm hệ tiết niệu để biết kích thước thận, hình dáng đài bể thận, các bất thường trên đường tiết niệu, ví dụ như: dị tật, sỏi, nang... Siêu âm trước sinh có thể phát hiện các dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu giai đoạn bào thai để can thiệp. - Khống chế tốt bệnh tăng huyết áp với thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể AT1. - Khống chế tốt bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn mỡ máu, bệnh gút. - Điều trị đúng cách sỏi thận tiết niệu (thuốc, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi, tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mở). - Cộng đồng, ngành y tế và nhà nước có chiến lược phòng chống bệnh thận phù hợp với hoàn cảnh nước mình. An An - Nam - Trung Quốc - Đi tiểu nhiều lần trong ngày có phải là biểu hiện của bệnh thận không? - TS Trần Quốc Bình: Nếu chỉ một triệu chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày mà không kèm các dấu hiệu khác như: đau, tức, rát, buốt, sốt... thì chưa thể kết luận là mắc bệnh thận. Tuy vậy, đối với y học cổ truyền thì cũng có thể nói là tạng thận chức năng kém, vì thận chủ tiết niệu sinh dục...Nhưng khác với bệnh thận của y học hiện đại đang nói ở đây. Đức Nguyên – Lào Cai - Nam - Tôi nghe nói nhiều về hậu quả suy thận mạn gây ra. Xin hỏi suy thận mạn là gì? Bệnh diễn tiến như thế nào, thưa bác sĩ - TS Nguyễn Cao Luận: Suy thận mạn có rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do bệnh chuyển hóa của cơ thể như biến chứng của bệnh đái đường, của bệnh gút và những bệnh tự miễn khác. Có thể do viêm nhiễm, tái đi tái lại nhiều lần ở thận, có thể do sỏi, do u chèn ép, do thận đa nang hoặc do u xơ tiền liệt tuyến... gây nên. Để xác định bệnh suy thận mạn, bạn cần có những xét nghiệm cơ bản sau: sinh hóa máu: urê, criatinnine, axituric, protein... điện giải đồ, xét nghiệm huyết học: số lượng hồng cầu, Hb, Hct.... và tổng phân tích nước tiểu, lượng nước tiểu 24h. Siêu âm hệ thận niệu khi có những kết quả bác sĩ sẽ kết luận bạn bị bệnh thận ở mức độ nào. Nếu chính xác nhất phải làm mức lọc cầu thận. Trên thế giới người ta chia ra làm 5 độ suy thận mạn dựa vào mức lọc cầu thận. Độ 1 (90ml/p), độ 2 (60-89), độ 3 (30-59), độ 4 (15-29) và độ 5 (dưới 15). Độ 5 người ta gọi là suy thận giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận: ghép thận, lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo. Điều trị bảo tồn từ độ 1 đến độ 4 tốt có thể kéo dài đến 5-10 năm. Nếu điều trị không tốt khi sử dụng những thuốc không tốt với thận từ độ 2 sẽ đến độ 5 trong 1 tháng. Đẹp Trai - Nam - Hà Nam - Thận nhiễm mỡ có chữa khỏi được không? Tôi đang dùng ÍCH THẬN VƯƠNG có tốt không? - TS Trần Quốc Bình: Tùy theo mức độ nặng, nhẹ cụ thể và có những biện pháp khác nhau để có kết quả điều trị khác nhau. Thận nhiễm mỡ có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, ở mức độ nhẹ. Ích thận vương là một loại thực phẩm chức năng đều có thể dùng cho tất cả các giai đoạn của bệnh thận và chắc chắn có thể thu được kết quả. Bạn có thể dùng nó với tư cách hỗ trợ điều trị cũng rất tốt. Nguyễn Chí Hải (Đồng Tháp) - Nam - Tôi bị bệnh thận, các bác sĩ khám và chẩn đoán bị thận ứ nước, tôi uống thuốc một thời gian thì hết đau. Bây giờ tái lại. Xin hỏi: bệnh thận ứ nước dễ trị không, có kiêng cữ gì không, hậu quả thế nào?. - PGS.BS Trần Văn Chất: Thận ứ nước là một bệnh lý cần được tìm nguyên nhân: sỏi, dị tật, nang, u nhờ các biện pháp siêu âm thận - tiết niệu, x-quang, niệu đồ tĩnh mạch, chụp cắt lớp vi tính bụng. Thận ứ nước có nhiều mức độ 1,2,3 Sau khi biết nguyên nhân, thầy thuốc sẽ có phương án điều trị thích hợp cho từng loại bệnh. Thu Huyền – Hà Nội - Nữ - Con tôi năm nay 10 tuổi, gần đây tôi thấy cháu có những biểu hiện như mệt mỏi, xanh xao, buồn nôn, đặc biệt là đi tiểu ra máu. Tôi tìm hiểu thông tin trên internet thì được biết đây là dấu hiệu của suy thận mạn. Xin hỏi bác sĩ, làm sao để phát hiện bệnh suy thận sớm? Có phương pháp nào phòng ngừa căn bệnh này không? - TS Trần Quốc Bình: Cách phát hiện sớm nhất là chị nên đưa cháu đi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm xem hiện tượng đi tiểu ra máu do đâu. Có thể do sỏi thận, viêm tiết niệu...Hoặc phát hiện suy thận sớm từ những kết quả xét nghiệm trên. Cách phòng ngừa suy thận: Bạn phải uống nhiều nước trong ngày, không ăn thực phẩm quá mặn, quá cay nóng, uống rượu bia, không được ăn nhiều đạm, chất béo và nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để phát hiện bệnh thận và các bệnh khác nếu có. Hoàng Mai - Nữ 16 tuổi - Hoàng Mai - Hà Nội - Em năm nay 26 tuổi. Đi khám phát hiện em chỉ có một thận trái. Em muốn hỏi như thế có nguy hiểm lắm không? Có ảnh hưởng tới khả năng có con không? Thi thoảng em đi tiểu bị buốt và ra chất cặn màu trắng đục, như thế có nguy hiểm lắm không? Làm cách nào để giữ cho thận trái được khỏe mạnh? - PGS.BS Trần Văn Chất: Như thế là cháu bị dị tật số lượng của thận: 1 thận. Đây là một bệnh lý cần được quan tâm: tránh va chạm mạnh vào vùng thận có thể gây vỡ thận, chế độ ăn uống hợp lý (ít calci) để phòng sỏi tiết niệu. Bệnh này không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Không có thuốc nào có thể cải thiện chức năng thận trái của cháu. Phương Linh - Nam 32 tuổi - Hà Nội - Sáng ngày ra đi giải, tôi hay thấy nước giải có mùi khó chịu, màu vàng, xin hỏi đó là dấu hiệu của bệnh gì? - PGS.BS Trần Văn Chất: Đây có thể là một triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu. Cháu cần đi khám để làm xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích, cấy tìm vi khuẩn), siêu âm hệ tiết niệu để tìm ra nguyên nhân: sỏi tiết niệu, viêm thận - bể thận, viêm mủ bể thận. Nguyễn Thu Minh - Nữ 45 tuổi - Hải Dương - Xin BS cho tôi hỏi tôi bị bệnh tiểu đuờng và HA cao có biện pháp nào để phòng tránh bệnh suy thận không? hiện nay tôi thấy trên báo đài có giới thiệu về loại thuốc thảo dược ITV truờng hợp của tôi có dùng được thuốc đó không? - TS Trần Quốc Bình: Khi bạn đã bị tiểu đường và huyết áp cao, để không có biến chứng như suy thận thì phải tuân thủ đúng phác đồ điều trị về tiểu đường và huyết áp mà bác sĩ đã đề ra. Đồng thời phải thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp sẽ làm hạn chế biến chứng suy thận. Bạn có thể dùng ích thận vương để hỗ trợ dự phòng suy thận. Thanh Thủy - Nam - Hà Nội - Tôi năm nay 32 tuổi, tôi là

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://bee.net.vn/channel/1990/201009/Giao-luu-Lam-the-nao-de-dieu-tri-suy-than-man-1766732/