Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN - Nhiều thành tựu đi vào cuộc sống

Đến tòa soạn Khoa học và Phát triển trước giờ hẹn giao lưu trực tuyến, các nhà khoa học có công trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN chia sẻ cởi mở về sản phẩm, công việc nghiên cứu của mình, và giải đáp nhiều thắc mắc của độc giả.

Phó Tổng Biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa các khách mời gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, PGS-TS Mai An, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)

Để tôn vinh các nhà khoa học, hiểu rõ hơn giá trị của các công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, Báo Khoa học và Phát triển tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN - nhiều thành tựu đi vào cuộc sống”. Khách mời là các tác giả được xét tặng giải thưởng, gồm:

1. GS-TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

2. GS-TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2016.

3. PGS-TS Mai An - đồng tác giả cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu và đảm bảo đủ máu dự trữ cho điều trị”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

Cách khách mời tại buổi Giao lưu trực tuyến hôm nay gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm, PGS-TS Bùi Thị Mai An, TS Hoàng Đức Thảo, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)

4. TS Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), tác giả công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

5. TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - chủ trì cụm công trình “Nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam trong việc hỗ trợ chữa ung bướu”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.

Trước khi được đề nghị xét tặng giải thưởng, các công trình trên đều đã đi vào đời sống và có ảnh hưởng sâu đậm, tạo ra bước ngoặt trong việc phát triển ngành, lĩnh vực mà nó phục vụ, thậm chí làm thay đổi cuộc sống của nhiều người dân - điều mà nền khoa học Việt Nam đang nỗ lực hướng tới. Ý nghĩa thực tiễn và hiệu ứng xã hội mà chúng thể hiện chính là tiêu chí quan trọng trong quá trình xét tặng giải thưởng, với mục tiêu tôn vinh những công trình xứng đáng là diện mạo KH&CN quốc gia.

Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra từ 9-11h ngày 27/10 tại tòa soạn Báo Khoa học và Phát triển - 70 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

DIỄN BIẾN BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN:

07:56 ngày 27/10/2016

Vừa qua, Hội đồng cấp nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN đợt V đã lựa chọn được 16 công trình được đánh giá xứng đáng là diện mạo KH&CN quốc gia. Đây là các công trình đều đã thể hiện ý nghĩa thực tiễn và hiệu ứng xã hội rộng lớn của mình trong giai đoạn vừa qua.

08:02 ngày 27/10/2016

Một trong những công trình nổi bật trong số đó là cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác” do GS-TS Mai Trọng Khoa - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai - làm chủ nhiệm đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Kết quả của cụm công trình này giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị cho nhiều loại ung thư. Nhờ đó, hàng chục nghìn bệnh nhân ung thư đã có được phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả và an toàn, được thụ hưởng công nghệ chẩn đoán, điều trị hiện đại với chi phí phù hợp ngay tại Việt Nam.

08:02 ngày 27/10/2016

Ông Đỗ Lê Thăng - Phó Tổng biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa cho GS-TS Mai Trọng Khoa trước khi buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu.

08:04 ngày 27/10/2016

08:05 ngày 27/10/2016

Trong đợt xét tặng này, Bệnh viện Bạch Mai có thêm một cụm công trình đoạt giải nữa là cụm công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó một số dịch bệnh nguy hiểm” do GS-TS Nguyễn Gia Bình làm chủ nhiệm. Công trình này đã tạo ra bước đột phá trong việc tăng tỷ lệ được cứu sống cho các bệnh nhân nặng, chẳng hạn giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân suy gan cấp nặng từ 90% xuống còn 50%.

08:08 ngày 27/10/2016

Ông Đỗ Lê Thăng thay mặt báo Khoa học và Phát triển tặng hoa cho GS-TS Nguyễn Gia Bình.

08:11 ngày 27/10/2016

Cụm công trình “Nghiên cứu và ứng dụng KH&CN nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa" của các nhà khoa học Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng trong điều trị, giải quyết vấn đề thiếu máu từng là vấn nạn của ngành y, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo; giảm nguy cơ các bệnh lây lan qua truyền máu…

08:11 ngày 27/10/2016

Trong đợt xét tặng này còn công trình "Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu" của TS Hoàng Đức Thảo, Tổng giám đốc công ty Busadco , được đánh giá là đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, được ứng dụng hiệu quả cao trong Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình về ứng phó biến với biến đổi khí hậu; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

08:12 ngày 27/10/2016

TS Hoàng Đức Thảo - Tổng Giám đốc Công ty TNHH thoát nước và phát triển đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu (Busadco), tác giả công trình “Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu”, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016.

08:13 ngày 27/10/2016

Ngoài ra, trong buổi giao lưu trực tuyến này của Báo Khoa học và Phát triển còn có sự góp mặt của TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm - Giải thưởng Nhà nước 2010, chủ nhiệm cụm công trình “Nghiên cứu về cây trinh nữ hoàng cung Việt Nam trong việc hỗ trợ chữa ung bướu”, giải thưởng Nhà nước về KH&CN năm 2010.

08:14 ngày 27/10/2016

TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm.

08:30 ngày 27/10/2016

8h15, các khách mời đều đã có mặt tại tòa soạn Báo Khoa học và Phát triển để tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra từ 9-11h. Mời độc giả đặt câu hỏi tại phần Viết bình luận phía dưới bài viết này.

08:48 ngày 27/10/2016

Phó Tổng Biên tập báo Khoa học và Phát triển tặng hoa các khách mời gồm GS-TS Nguyễn Gia Bình, PGS-TS Mai An, GS-TS Mai Trọng Khoa (từ trái sang phải)

08:56 ngày 27/10/2016

9h00, Phó Tổng biên tập Báo Khoa học và Phát triển Đỗ Lê Thăng phát biểu chào mừng các vị khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến. Ông Thăng cho biết, do ở xa, không có điều kiện ra Hà Nội nên TS Hoàng Đức Thảo sẽ trả lời trực tuyến các câu hỏi của độc giả từ Vũng Tàu và TS-DS Nguyễn Thị Ngọc Trâm sẽ trả lời trực tuyến từ TPHCM.

09:01 ngày 27/10/2016

Buổi Giao lưu trực tuyến “Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về KH&CN - nhiều thành tựu đi vào cuộc sống” đã chính thức bắt đầu.

09:02 ngày 27/10/2016

Độc giả Phạm Thanh Tùng, Nam Định: Xin chúc mừng các nhà khoa học của Bệnh viện Bạch Mai là tác giả của cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác" vừa được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN năm 2016. Thưa giáo sư Mai Trọng Khoa, với cương vị là chủ nhiệm của cụm công trình này, ông có thể cho biết nội dung chính cũng như giá trị, ý nghĩa của nó?

09:06 ngày 27/10/2016

GS-TS Mai Trọng Khoa: Cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật hiện đại về bức xạ ion hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư và một số bệnh lý khác" gồm 5 nhóm công trình về các kỹ thuật hiện đại có sử dụng bức xạ ion hóa để chẩn đoán và điều trị, đặc biệt là đối với bệnh ung thư. Cụm công trình được tiến hành trong vòng 20 năm tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Các kỹ thuật mới được nhóm tác giả tiếp thu, nghiên cứu, làm chủ và trực tiếp đưa vào ứng dụng tại Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác ở Việt Nam, giúp chẩn đoán sớm, chính xác, phát hiện các tái phát, di căn, đánh giá chính xác giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị nhiều loại ung thư và một số bệnh lý khác. Trên cơ sở đó, các bác sĩ đã đưa ra được phương án điều trị chính xác, phù hợp, hiệu quả và an toàn cho từng bệnh nhân, góp phần giải quyết các khó khăn trong chẩn đoán và điều trị ung thư tái phát, di căn, điều mà mà các phương pháp trước đó không đáp ứng được.

Các phương pháp trên đã làm tăng tỷ lệ phát hiện sớm, chính xác bệnh ung thư và tăng rõ rệt tỷ lệ điều trị khỏi, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu. Số bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị thành công tại các cơ sở khác do trung tâm đào tạo và hỗ trợ còn cao hơn.

Những thành công trên đã tạo niềm tin cho nhiều bệnh nhân ung thư Việt Nam, để họ yên tâm ở lại điều trị trong nước; đồng thời tạo được uy tín trong khu vực. Nhiều người nước ngoài mắc ung thư và một số bệnh lý khác đã điều trị thành công tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
Kết quả ứng dụng thực tiễn của cụm công trình đã được phổ biến, chuyển giao cho nhiều cơ sở y tế trong cả nước, góp phần đáng kể vào việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả ung thư ở Việt Nam, tăng tỷ lệ điều trị trong nước, giảm chi phí cho các bệnh nhân ung thư và chi phí xã hội cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh này.

09:08 ngày 27/10/2016

Độc giả Nguyễn Phi Hùng (hungnguyenphi11392@yahoo.com): Chào GS Nguyễn Gia Bình, được biết công trình “Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật lọc máu hiện đại trong hồi sức cấp cứu bệnh nhân nặng và ứng phó với một số bệnh nguy hiểm" do ông chủ trì được Hội đồng cấp nhà nước đề xuất xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2016. Xin ông chia sẻ cảm xúc của mình về vinh dự này?

09:09 ngày 27/10/2016

Kính thưa quý vị độc giả của Báo Khoa học và Phát triển, thưa toàn thể các bạn. Trước hết, chúng tôi - tập thể 28 tác giả - rất vui mừng và tự hào khi được Hội đồng cấp nhà nước đánh giá cao cụm công trình nghiên cứu của mình và đề xuất xét tặng Giải thưởng Nhà nước về KH&CN lần thứ năm. Đây là kết quả lao động trong hơn 10 năm qua của các thầy thuốc Việt Nam trong lĩnh vực hồi sức - cấp cứu ở 7 bệnh viện tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, có sự phối hợp với các đồng nghiệp từ Trung tâm y tế quốc tế Nhật Bản (nay gọi là Trung tâm toàn cầu về phòng chống bệnh dịch Nhật Bản).

Điều làm chúng tôi hạnh phúc nhất chính là hàng chục nghìn người bệnh đã được thụ hưởng các kỹ thuật này, tỷ lệ tử vong giảm mạnh so với trước, đồng nghĩa với hàng nghìn người bệnh nặng đã được cứu sống.

Nhân dịp này, chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới các bệnh viện tham gia chương trình nghiên cứu, Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Trung tâm Y tế quốc tế Nhật Bản đã ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.

09:12 ngày 27/10/2016

Độc giả Kiều Thế Hạnh (Kieuhanh16990@gmail.com): Thưa PGS-TS Bùi Thị Mai An, xin bà chia sẻ về tác động thực tế đối với ngành huyết học - truyền máu Việt Nam của cụm công trình "Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu, phục vụ cho cấp cứu, điều trị người bệnh và có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng, dự phòng thảm họa" vừa được đề xuất xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 2016 mà bà là đồng tác giả?

09:13 ngày 27/10/2016

PGS-TS: Bùi T

Nguồn KH&PT: http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/giai-thuong-ho-chi-minh-giai-thuong-nha-nuoc-ve-khcnnhieu-thanh-tuu-di-vao-cuoc-song/2016102609310844p1c160.htm